Block "tab-menu-kien-thuc-archive-singe-post" not found

Mách bạn 5 cách tăng cường sức đề kháng “bất chấp” mọi thời tiết

Tăng cường sức đề kháng chính là tạo một “tấm khiên” vững chắc giúp ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân có hại. Vậy cách tăng cường sức đề kháng trong khi giao mùa như thế nào?

Theo dõi ngay bài viết dưới đây của CLB gym Unity Fitness nhé!

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước các mầm bệnh nguy hiểm bên ngoài như ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

cách tăng cường sức đề kháng
Tăng cường sức đề kháng giúp ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân có hại

Sức đề kháng càng mạnh thì khả năng miễn dịch của cơ thể càng tốt để đẩy lùi và loại bỏ mầm bệnh như:

  • Các bệnh truyền nhiễm
  • Dị ứng
  • Bệnh đường hô hấp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Bệnh mãn tính
  • Một số dạng viêm khớp
  • Bệnh ung thư

Ngược lại, khi sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch cũng yếu đi, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, bệnh dễ diễn biến nặng, diễn biến bệnh kéo dài hơn người bình thường và tỷ lệ tái phát cao.

Để chống lại bệnh mỗi khi giao mùa như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm phế quản… cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại các tế bào bất thường, gọi là sức đề kháng để chống lại bệnh tật một cách khỏe mạnh.

Một người có sức đề kháng cao, điều đó có nghĩa là một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cũng có thể chống lại nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư hay bệnh tim mạch,…

Việc loại bỏ vi khuẩn hoặc virus đòi hỏi một cơ chế phức tạp liên quan đến sự liên kết của tế bào, mô và các cơ quan khác. Đây là tuyến phòng thủ tự nhiên mà mọi người đều có và nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu bạn tập thể dục, gym, yoga,…. cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp…

Một cơ thể khỏe mạnh có nghĩa là một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, từ đó một người có thể được bảo vệ hiệu quả khỏi mầm bệnh. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng?

Cùng Phòng tập fitness Unity đến với 5 cách tăng cường sức đề kháng.

5 cách tăng cường sức đề kháng khi giao mùa

Không có bất kỳ chất bổ sung hay loại thuốc nào có thể giúp tăng cường sức đề kháng. Thay vào đó, việc áp dụng những thói quen sống lành mạnh chính là cách tăng cường sức đề kháng của bạn suốt đời.

Dưới đây là một số cách tăng cường sức đề kháng như:

Tiêm vắc xin phòng các bệnh

Tiêm vắc xin là cách tăng cường sức đề kháng cho bản thân và gia đình. Cho dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành và khi về già không bao giờ là quá muộn để tiêm vắc-xin.

cách tăng cường sức đề kháng
Tiêm vắc xin là cách tăng cường sức đề kháng cho bản thân và gia đình

Tiêm chủng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cá nhân mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giúp ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.

Cơ chế phòng bệnh của vắc xin là “bắt chước” quá trình gây bệnh tự nhiên của mầm bệnh giúp cơ thể chống lại bệnh tật khi có virus, vi khuẩn xâm nhập.

Cụ thể, khi vắc xin xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra một chất đặc hiệu gọi là kháng thể để chủ động tấn công hoặc tiêu diệt mầm bệnh.

Chế độ ăn khoa học để tăng cường sức đề kháng

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh. Dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cải thiện hiệu quả khả năng miễn dịch.

Một chế độ ăn khoa học đòi hỏi sự cân bằng giữa nguồn thực phẩm động vật (thịt, cá, cua, tôm…) và nguồn thực phẩm thực vật (trái cây, rau củ) trong khẩu phần ăn hàng ngày, đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh.

Ngoài ra, uống đủ nước giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và cung cấp oxy từ máu, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho chức năng của tế bào miễn dịch.

Ngoài việc cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần hàng ngày, cũng cần thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh như: ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, uống nhiều nước có ga, đồ uống có đường… và tránh xa rượu, bia, nước uống có gas, chất kích thích.

Bởi vì rượu có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch, kéo dài quá trình nhiễm trùng và phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột, làm suy yếu khả năng miễn dịch của đường ruột. Đây cũng là một trong những cách tăng cường sức đề kháng mà mọi người nên áp dụng.

Xem thêm: Vitamin c có tác dụng gì? Liều dùng và lưu ý sử dụng

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Khi một người lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra các hormone ngăn chặn chức năng của hệ thống miễn dịch, dẫn đến hệ thống phòng thủ của cơ thể suy giảm đáng kể.

cách tăng cường sức đề kháng
Cải thiện sức khỏe tinh thần chính là cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả

Sức khỏe tinh thần suy giảm cũng có thể khiến bạn ngừng quan tâm đến việc duy trì các thói quen lành mạnh khác, chẳng hạn như ăn uống khoa học và ngủ đủ giấc.

Trong cuộc sống, công việc và học tập hàng ngày chắc chắn có thể khiến chúng ta căng thẳng, nhưng có nhiều cách để vượt qua căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần.

Ví dụ, khi lịch làm việc của bạn quá bận rộn, hãy cố gắng dành cho mình 5-15 phút mỗi ngày để thư giãn trong không gian yên tĩnh và tập trung.

Xem thêm: Đi bộ đúng cách như thế nào để tốt cho sức khỏe

Ngủ sâu và đủ giấc

Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ mắc bệnh và ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Thiếu ngủ làm giảm khả năng sản xuất cytokine để tiêu diệt vi khuẩn.

Thiếu ngủ mãn tính còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các yếu tố có hại cho sức khỏe từ môi trường.

Để đảm bảo sức khỏe tốt, mọi người cần ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm, tránh uống cà phê, nước ngọt vào ban đêm, tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái và nghe nhạc nhẹ thư giãn trước khi đi ngủ.

Duy trì thói quen ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ có thể giúp xây dựng hệ thống miễn dịch, đảm bảo cơ thể có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày làm việc vất vả.

Mặt khác, thức khuya còn có thể khiến các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá sức, dẫn đến mệt mỏi không đáng có.

Khám sức khỏe định kỳ

Ngay cả khi có sức khỏe tốt và không có dấu hiệu bệnh tật, bạn vẫn nên tập thói quen khám sức khỏe định kỳ.

Đó là cách để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường của cơ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và mang lại hiệu quả cao.

cách tăng cường sức đề kháng
Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể

Lịch trình lý tưởng để khám sức khỏe định kỳ là 1 năm 1 lần hoặc 6 tháng một lần. Tần suất khám sức khỏe có thể giảm theo độ tuổi và sức khỏe.

Ví dụ, nếu bạn dưới 30 tuổi, có sức khỏe tốt, không mắc bệnh lý tiềm ẩn, không có các vấn đề bất thường như thừa cân, biếng ăn, vàng da và không hút thuốc, uống rượu thì bạn có thể kiểm tra định kỳ 2 – 3 năm một lần.

Từ 30 đến 40 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong khi giao mùa. Chúng ta cần có các biện pháp phòng ngừa để tránh mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong thời kỳ chuyển mùa.

Unity Fitness là hệ thống phòng tập Gym & Yoga đẳng cấp 5 sao với hồ bơi 4 mùa tại khu vực trung tâm ở TPHCM, Hà Nội. Hãy đến và trải nghiệm 14 ngày miễn phí không giới hạn bộ môn tập luyện.

Không chỉ có vậy, chúng tôi dành tặng 50 thẻ tập siêu ưu đãi giá chỉ từ 239k/ tháng cho khách hàng đăng ký mới hôm nay. Đăng ký ngay nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Chia sẻ bài viết: