Gút là bệnh xương khớp rất phổ biến hiện nay, thường gây tổn thương nhiều đến các khớp ở chân. Vì vậy nhiều người mong muốn tìm những cách chữa bệnh gút ở chân hiệu quả cao nhất.
Trong bài viết này, Gym Unity Fitness sẽ chia sẻ đến bạn một số cách điều trị hiệu được tổng hợp từ các chuyên gia đầu ngành.
1. Khái quát về bệnh gút
Trước đến với các cách chữa bệnh gút ở chân hiệu quả, cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về căn bệnh này. Bệnh gút là một trong những bệnh viêm xương khớp phổ biến.
Triệu chứng điển hình của bệnh gút là các khớp ở chân, đầu gối, ngón tay… xuất hiện các cơn đau đột ngột, dữ dội. Kết hợp với đó là tình trạng sưng đỏ và hạn chế vận động do đầu.
Cơ chế của bệnh gút liên quan đến nồng độ acid uric trong máu. Thông thường, nồng độ axit uric trong máu thường được duy trì ở mức khoảng 210-420 micromol/L đối với nam và 150-350 micromol/L đối với nữ.
Khi xuất hiện các vấn đề ảnh hưởng đến nồng độ chất này thì bệnh gút có nguy cơ hình thành.
Axit uric trong máu cao tạo ra các tinh thể urat, chúng tích tụ dần trong khớp và có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
Tuy nhiên, các tinh thể urat dù có kích thước nhỏ nhưng rất cứng và sắc, khi cọ xát, chúng có thể gây viêm, sưng và đau ở màng hoạt dịch của khớp. Tình trạng này được gọi là cơn viêm khớp do gút cấp tính.
Khi tiêu hóa purin, cơ thể có thể sản sinh acid uric. Cho nên những người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin đồng nghĩa cơ thể có thể dư thừa acid uric. Vì vậy, nhưng đối tượng này sẽ có nguy cơ mắc gút cao hơn.
2. Triệu chứng của người bị gút ở chân
Bị gút ở chân là dấu hiệu thường gặp nhất ở những người mắc bệnh này. Tình trạng khiến người bệnh bị đau dữ dội, có nguy cơ tái phát nhiều lần trong tương lai.
Dưới đây là các triệu chứng cụ thể của người bị gút ở chân:
Đau dữ dội, kéo dài
Bệnh nhân thường bị đau đột ngột, dữ dội kèm theo sưng đỏ khớp và hạn chế cử động. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các khớp của bàn chân bao gồm ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân và cổ chân.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng ở các vùng khớp khác như đầu gối, ngón tay, khuỷu tay…
Nhìn chung, những cơn đau gút đầu tiên các triệu chứng đau thường kéo dài (khoảng một vài giờ đến vài ngày) và sau đó nhanh chóng thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc kháng viêm. Giữa các cơn đau, bệnh nhân không cảm thấy giảm chút nào.
Tuy nhiên, khi bệnh gút kéo dài, các cơn gút có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn, mỗi đợt kéo dài hơn, thậm chí người bệnh có thể bị đau nhức kéo dài và liên tục.
Xem thêm: Bệnh gout là gì? Dấu hiệu của bệnh gout dễ nhận biết
Sưng tấy, đỏ và nóng
Ngoài cảm giác đau, triệu chứng sưng và đỏ cũng thường gặp ở vùng khớp bị bệnh gút.
Khi bị tinh thể urat tấn công, cơ thể bị kích thích tạo ra cơ chế viêm để ngăn chặn, khiến các khớp bị ảnh hưởng sưng lên. Vì vậy, một trong những cách chữa bệnh gút ở chân là sử dụng thuốc kháng viêm.
Khi chạm vào vùng khớp bị ảnh hưởng, người bệnh có cảm giác ấm nóng do lưu lượng máu đến khớp tăng lên.
Đây là cơ chế ngăn chặn sự tích tụ của tinh thể urat. Tuy nhiên, độ ấm của khớp bị tổn thương thường biến mất sau một thời gian ngắn.
3. Cách chữa bệnh gút ở chân hiệu quả tại nhà
Sau khi đã nắm được các thông tin cơ bản về bệnh gút. Tiếp sau đây là một số cách chữa gút ở chân hiệu quả ngay tại nhà được áp dụng phổ biến:
Sử dụng thuốc trị gút cấp tính
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là phương pháp điều trị chính cho các cơn gút cấp tính.
Chúng giúp giảm đau và viêm do tinh thể axit uric gây ra nhưng không ảnh hưởng đến lượng axit uric trong cơ thể.
Thuốc chống viêm không steroid chẳng hạn như naproxen, indomethacin và sulindac có thể được kê đơn hoặc mua thuốc không kê đơn (OTC) để ngăn ngừa các cơn cấp tính.
Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và có nguy cơ gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, gan, thận và tim. - Thuốc Colchicine: Dùng colchicine theo quy định là một lựa chọn khác để điều trị bệnh gút và viêm khớp liên quan.
Hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của cơn gút cấp tính trong vòng 36 giờ. Nó cũng có thể được dùng với liều lượng thấp như một biện pháp phòng ngừa. Nhưng hãy cẩn thận với các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng… - Nhóm thuốc Corticosteroid: Khi NSAID và colchicine không có tác dụng, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid như prednisone, uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.
Chúng giúp giảm đau nhanh chóng nhưng có nguy cơ gây tác dụng phụ, vì vậy chỉ sử dụng chúng khi cần thiết và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Cách cách chữa bệnh gút ở chân tốt nhất chính là người bệnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cho người bệnh gút:
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu purine như thịt bò, cá biển, tôm, cua và nội tạng động vật
- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi
- Không hút thuốc lá, tránh dùng rượu bia và các chất kích thích.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe
Xem thêm: Những triệu chứng bệnh Gút không được xem thường!
Thay đổi lối sống
Lối sống khoa học, lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút:
- Uống nhiều nước: Nước có tác dụng thanh lọc cơ thể và giúp khôi phục lại sự cân bằng axit uric.
Vì vậy, uống đủ nước mỗi ngày thay vì đồ uống có cồn, nước ngọt sẽ giúp kiểm soát bệnh gút và ngăn ngừa xuất hiện các cơn gút cấp tính. - Hạn chế bổ sung protein: Cơn gút thường xảy ra khi người bệnh ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều purin, đặc biệt là thịt chó, nội tạng… và người bệnh cần tránh những thực phẩm này để giảm lượng axit uric trong máu.
- Giảm cân hợp lý: Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.
Tuy nhiên, quá trình giảm cân nên thực hiện từ từ và khoa học để tránh việc giảm cân quá nhanh sẽ dẫn đến sỏi thận, tinh thể trong cơ thể và khiến tình trạng đau khớp trở nên trầm trọng hơn.
Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với hoạt động thể chất phù hợp. - Nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động: Khi bệnh gút diễn biến cấp tính dẫn đến đau khớp dữ dội, người bệnh cần nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động để đảm bảo tình trạng sưng tấy không tăng lên và tình trạng viêm nặng hơn.
Kết luận
Trong số các cách chữa bệnh gút ở chân mà Phòng tập gym Unity Fitness chia sẻ ở trên. Việc xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống hợp lý sẽ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng và nguy cơ tái phát hiện quả.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Căng cơ lưng bao lâu thì khỏi? Những điều cần biết
Phát hiện sớm những triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ
Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? 7 thực phẩm “vàng” cải thiện tình trạng mỡ máu
Top 17 các thực phẩm tăng cường sinh lý nam
Testosterone là gì? 9 vai trò của testosterone
Nguyên nhân đau nửa đầu sau và cách điều trị hiệu quả
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hiểm
Người bị tai biến sống được bao lâu? Lưu ý chăm sóc người bị tai biến