Acid uric trong máu là một chỉ số quan trọng trong việc xác định sức khỏe có tốt hay không, trong đó có gout? Vậy chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout?
Hãy cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây của CLB gym Unity Fitness để có kiến thức và biện pháp kịp thời bảo vệ sức khỏe.
1. Tìm hiểu Acid uric là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout. Hãy cùng đi tìm hiểu thông tin cơ bản về acid uric. Acid uric chính là hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hidro và nitơ.
Là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể, có nguồn gốc từ quá trình dị hóa adenine và guanidine của các acid nucleic hay nói cách khác nó là sản phẩm chuyển hóa của các chất có nhân purin.
Chỉ số này là một trong những yếu tố để bác sĩ chẩn đoán bệnh gút của một người. Chỉ số này phản ánh rõ ràng mức độ nặng nhẹ của bệnh của mỗi người và cùng với các đặc điểm lâm sàng khác giúp xác định giai đoạn bệnh gút.
Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein trong nhiều loại thực phẩm như nội tạng, thịt bò và đồ uống có cồn như rượu, bia.
Chỉ số này cao có thể là do tăng cung cấp acid uric, tăng sản xuất hoặc giảm bài tiết ở thận hoặc cả hai. Nếu nồng độ trong máu tiếp tục tăng trong thời gian dài có thể dẫn đến một loại viêm khớp gọi là bệnh gout.
Những hạt này lắng đọng trong và xung quanh khớp, gây viêm, sưng và đau khớp. Chúng lắng đọng dưới da tạo thành hạt tophi, bệnh tiến triển lâu dài có thể dẫn đến sỏi thận và suy thận.
Xem thêm: Chỉ số Acid uric – Vấn đề sức khỏe quan trọng cần lưu ý
2. Chỉ số acid uric bao nhiêu là bình thường?
Kết quả chỉ số acid uric có thể khác nhau tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm được sử dụng và đơn vị đo.
Tuy nhiên, giới hạn bình thường của acid uric trong máu theo độ tuổi được đo theo các khoảng sau (đơn vị đo: mg/dL):
- Nhóm từ 0 -10 tuổi: 1,9 – 5,4 mg/dL ở cả nam và nữ.
- Nhóm từ 10 – 18 tuổi: 3,5 – 7,3 mg/dL ở cả nam và nữ.
- Nhóm từ 18 tuổi trở lên: Nam: 3,6 – 8,4 mg/dL. còn đối với Nữ: 2,9 -7,5 mg/dL.
3. Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout?
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Tăng acid uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chỉ số acid uric cao được xác định như sau:
Đối tượng | Chỉ số acid uric |
Nữ | > 0,6 mg/dL |
Nam | > 7,0 mg/dL |
Thanh thiếu niên và trẻ em | > 5,5 mg/dL |
Tuy nhiên, ở một số trường hợp tăng acid uric trong máu không gây ra bệnh gout. Nó có thể tự khỏi, triệu chứng biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần trong khi chỉ số vẫn vượt ngưỡng ổn định.
4. Các nguyên nhân dẫn đến acid uric trong máu tăng
Sau khi đã xác định được mức chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Tiếp sau đây, cùng đi tìm hiểu một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tăng acid uric trong máu:
Do yếu tố di truyền
Mặc dù hiếm gặp nhưng các tình trạng hoặc vấn đề di truyền phát sinh trong quá trình trao đổi chất cũng có thể là nguyên nhân khiến acid uric trong máu của bệnh nhân tăng cao.
Hội chứng Lesch-Nyhan, một vấn đề bẩm sinh về chuyển hóa purine ở người, là do khiếm khuyết trong gen có tên hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hoặc HPRT1, gen tạo ra một loại protein rất quan trọng trong cơ thể để loại bỏ acid uric khỏi cơ thể.
Nếu không có enzyme này, acid uric trong máu cơ thể sẽ tăng lên. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút, tổn thương thận, bàng quang hoặc các vấn đề về thần kinh.
Tăng chuyển hóa purine
Những bệnh nhân có khối u phát triển nhanh, chẳng hạn như u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu, có thể bị tăng acid uric trong máu.
Bệnh nhân ung thư được hóa trị cũng có thể bị tăng acid uric máu do hội chứng ly giải khối u.
Đây là hội chứng xảy ra ở những bệnh nhân có khối u lớn. Quá trình hóa trị khiến một số lượng lớn tế bào ung thư chết ngay lập tức đồng thời giải phóng nội dung của tế bào vào máu.
Giảm bài tiết và đào thải acid uric
Giảm bài tiết acid uric là cơ chế sản sinh nồng độ acid uric trong cơ thể. Vấn đề giảm đào thải acid uric trong cơ thể có thể dẫn đến tăng acid uric trong máu. Các trường hợp xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.
Sở dĩ acid uric trong máu người mắc bệnh thận mãn tính thường tăng cao là do theo thời gian, thận mất khả năng lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Do acid uric được lọc qua thận và đào thải qua nước tiểu nên khi thận không hoạt động bình thường, acid uric không được đào thải ra khỏi cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết cũng có thể là nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric.
Chế độ ăn uống không khoa học
Có nhiều loại thực phẩm chứa nhiều purin. Nếu bổ sung quá nhiều, cơ thể sẽ làm tăng acid uric trong máu. Thực phẩm giàu purin bao gồm nội tạng, thịt đỏ, rượu, bia,…
Ăn kiêng quá mức và tập thể dục vất vả cũng có thể làm tăng acid uric trong máu và giảm bài tiết. Vì cơ thể tự phân hủy năng lượng nên thận không thể bài tiết hợp chất này một cách hiệu quả.
Xem thêm: Những cách đào thải acid uric nhanh sau 7 ngày
5. Các biện pháp khắc phục khi acid uric trong máu tăng
Khi chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout tăng cao so với mức bình thường gây nên các triệu chứng ở khớp như đỏ, nóng, sưng hoặc đau nhức…
Nguyên nhân tăng acid uric ở bệnh nhân gout liên quan trực tiếp đến chuyển hóa purine, vì vậy chúng ta cần kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa purine để điều trị bệnh này.
Người bệnh cần có kế hoạch điều trị và tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, người bênh cũng cần phải:
- Cố gắng ăn ít thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, hải sản, nội tạng…
- Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày để hạn chế kết tủa urat và nâng cao khả năng đào thải axit uric.
- Duy trì chỉ số khối cơ thể ổn định để tránh căng thẳng cho khớp. Muốn giảm cân cần phải có chế độ ăn uống khoa học và không bao giờ nhịn ăn.
- Không uống đồ uống có ga, có cồn.
- Lối sống khoa học: giảm căng thẳng, tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc…
- Tập thể dục vừa phải 30 phút mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể được duy trì.
- Nếu một người đang được điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị và bị bệnh gout các bác sĩ sẽ thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ tăng axit uric máu để tránh suy thận cấp.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin giải đáp liên quan đến thắc mắc chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout.
Hy vọng với những chia sẻ của Phòng tập gym Unity Fitness, người bệnh đã có thể biết thêm nhiều kiến thức trong việc theo dõi, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh. Qua đó, hạn chế tối đa các biến chứng đáng lo ngại cho sức khỏe.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Gan nhiễm mỡ độ 1: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Rối loạn nội tiết tố nữ Estrogen: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa
10 dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất
Tiểu đường có uống được nước dừa không? Lưu ý khi uống
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ và cách phòng tránh đơn giản
Chỉ số Acid uric – Vấn đề sức khỏe quan trọng cần lưu ý
Cảnh báo 6 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp, đừng bỏ qua
Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì để không gây hại cho gan?