Block "tab-menu-kien-thuc-archive-singe-post" not found

Triệu chứng đột quỵ nhẹ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa

Triệu chứng đột ngụy nhẹ chính là tín hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Theo các chuyên gia, sau khi gặp cơn đột quỵ nhẹ thì có tới 50% bệnh nhân sẽ bị đột quỵ trong thời gian sau đó từ 2 đến 60 ngày.

Do đó, mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ về bệnh nguy hiểm này bằng cách nắm được các dấu hiệu đột quỵ nhẹ mà Unity Fitness sẽ chia sẻ ngay sau đây.

1. Đột quỵ nhẹ là gì?

Trước khi tìm hiểu các triệu chứng đột quỵ nhẹ, chúng ta cùng làm rõ khái niệm đột quỵ nhẹ là gì?

Đột quỵ nhẹ còn được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Bệnh xảy ra khi lưu lượng máu đến não, tủy sống hoặc một phần của võng mạc bị gián đoạn tạm thời, có thể gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ thông thường nhưng không làm tổn thương tế bào não hoặc gây tàn tật vĩnh viễn.

triệu chứng đột quỵ nhẹ
Đột quỵ nhẹ còn được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Đột quỵ nhẹ thường là dấu hiệu cảnh báo một người sẽ sớm có nguy cơ bị đột quỵ nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia, khoảng 1/3 số người bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua sẽ bị đột quỵ, với nguy cơ đặc biệt cao trong vòng 48 giờ sau.

Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nghiêm trọng như tàn tật, liệt tứ chi và mất trí nhớ.

2. Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ

Triệu chứng đột quỵ nhẹ tương tự như đột quỵ nhưng diễn ra một cách nhanh chóng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nền khác nên khó phát hiện.

Dưới đây là một số triệu chứng đột quỵ nhẹ đã được Phòng tập Unity Fitness tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín như:

triệu chứng đột quỵ nhẹ
Những triệu chứng đột quỵ nhẹ cảnh báo nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa sức khỏe con người
  • Chóng mặt là triệu chứng đột quỵ nhẹ phổ biến nhất mà bệnh nhân thường gặp phải. Người bệnh thường có các triệu chứng như tối sầm mặt, chóng mặt, hoa mắt, không nhìn rõ.
  • Huyết áp tăng đột ngột trên ngưỡng bình thường cũng là một trong những triệu chứng của đột quỵ nhẹ. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của một người, đặc biệt nếu có tiền sử huyết áp cao.
  • Cơ bắp suy giảm, giảm sức vận động
  • Bệnh nhân có thể bị tê chân tay kéo dài và thậm chí mất ý thức.
  • Do ảnh hưởng của cục máu đông lên não, cơ thể có dấu hiệu mất cân bằng khiến não không thể xử lý các hành động.
  • Trong nhiều trường hợp, thiếu máu não thoáng qua khiến bệnh nhân mất ý thức tạm thời.
  • Các triệu chứng đột quỵ nhẹ khác: mất trí nhớ tạm thời, giảm thị lực một mắt hoặc mất thị lực nghiêm trọng, phát âm kém, rối loạn tâm trạng, lên cơn động kinh thoáng qua, ngất hay bất tỉnh tạm thời, …

Xem thêm: Tìm hiểu huyết áp 110/60 là cao hay thấp?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ hiện nay

Ngoài những triệu chứng đột quỵ nhẹ, những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ cũng được nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho biết các yếu tố phổ biến nhất làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Nếu một trong các thành viên trong gia đình bạn từng bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Tuổi tác: Sau 55 tuổi là độ tuổi dễ xảy ra các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua này.
  • Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh này ở nam cao hơn nữ, nhưng một nửa số ca tử vong do đột quỵ là ở nữ.
  • Từng bị đột quỵ: Người đã có tiền sử đột quỵ có nguy cơ tái phát cao gấp 10 lần.
  • Sắc tộc: Người châu Á và châu Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: còn gọi là bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Các tế bào máu hình liềm mang ít oxy hơn. Đồng thời, các tế bào này có xu hướng mắc kẹt trong thành động mạch. Điều này ngăn chặn lưu lượng máu đến não, dẫn đến thiếu máu não thoáng qua.

Đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không?

triệu chứng đột quỵ nhẹ
Mức độ nguy hiểm của đột ngụy nhẹ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng triệu chứng đột quỵ nhẹ có thể làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân tới 20%. Ngoài ra, một cơn đột quỵ nhẹ có thể là dấu hiệu báo trước của một cơn đột quỵ thực sự khoảng 7 ngày sau đó.

Ngoài ra, cơn thiếu máu não thoáng qua làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và não bộ đối với cơ thể. Vì vậy, không thể nói đột quỵ nhẹ là hoàn toàn không gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Nếu không được điều trị sớm, những cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai. Tuy nhiên, các dấu hiệu đột quỵ nhẹ này thường bị bỏ qua, từ đó khiến các cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra sớm hơn.

3. Chẩn đoán sự xuất hiện triệu chứng đột quỵ nhẹ

Ngoài việc nắm vững được các triệu chứng đột quỵ nhẹ thì người bệnh cũng cần phải đến bệnh viện để thăm khám. Để chẩn đoán đột quỵ nhẹ, bác sĩ chỉ định thực hiện với các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm máu xác định lượng đường trong máu, mức cholesterol và nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Điện tim đồ để xác định rối loạn nhịp tim hoặc rung tâm nhĩ.
  • Siêu âm tim có thể giúp kiểm tra các tổn thương có thể xảy ra ở van tim cũng như nguy cơ và dấu hiệu suy tim.
  • Siêu âm hệ thống động mạch được sử dụng để xác định tổn thương động mạch hoặc xơ vữa động mạch của bệnh nhân,…
  • Siêu âm Doppler sọ não đánh giá sự lưu thông máu trong não và động mạch não.
  • Chụp CT có thể xác định nguy cơ đột quỵ do ảnh hưởng của khối u hoặc tổn thương não.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) não là phương pháp có giá trị nhất để đánh giá các tổn thương mạch máu não.

Xem thêm: Những triệu chứng thiếu máu não và cách phòng ngừa

4. Cách phòng ngừa đột quỵ nhẹ

Đột quỵ nhẹ thường không gây tổn thương não vĩnh viễn. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng đột quỵ nhẹ vì vậy không được xem nhẹ bệnh này.

Cơn thiếu máu não thoáng qua thường là dấu hiệu cảnh báo rằng tình trạng bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể bạn có thể dẫn đến đột quỵ thực sự trong tương lai.

triệu chứng đột quỵ nhẹ
Thăm khám sức khỏe định kỳ chính là cách điều trị và phòng ngừa đột quỵ nhẹ

Hơn 10% số người bị đột quỵ nhẹ có nguy cơ cao bị đột quỵ thực sự trong ba tháng tới. Đột quỵ nhẹ cần được điều trị cẩn thận để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng trong tương lai. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh đột quỵ nhẹ mà bạn nên biết:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân gây đột quỵ xuất phát từ bệnh tim mạch, tiểu đường, lipid máu,…
    Vì vậy, dinh dưỡng là yếu tố chi phối ảnh hưởng đến sự phát triển của các bệnh như đột quỵ. Một chương trình dinh dưỡng khoa học và hợp lý là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, từ đó có thể cải thiện sức khỏe và giúp tim khỏe mạnh.
    Bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần một tuần để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Giữ ấm cơ thể: Tiếp xúc với cái lạnh có thể dẫn đến huyết áp cao, có thể làm tăng áp lực, có thể dẫn đến vỡ mạch máu.
    Vì vậy, điều quan trọng là phải chú ý giữ ấm cơ thể và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với người cao tuổi khi giao mùa.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe sớm và định kỳ có thể giúp xác định các yếu tố gây đột quỵ, từ đó có thể chủ động can thiệp và ngăn ngừa đột quỵ một cách hiệu quả.

Kết luận

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn các triệu chứng đột quỵ nhẹ, nguyên nhân và cách phòng ngừa. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của đột quỵ nhẹ. Từ đó có cho mình những giải pháp để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Chia sẻ bài viết: