Huyết áp cao là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy huyết áp bao nhiêu là cao? Những cảnh báo sức khỏe khi bị cao huyết áp? Tất cả sẽ được Unity Fitness giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Huyết áp là gì?
Trước khi giải đáp huyết áp bao nhiêu là cao thì hãy cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về huyết áp nhé!
Huyết áp là áp lực đẩy được tạo ra bởi sự lưu thông máu trong mạch máu và được coi là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ huyết áp tâm thu tối đa sang huyết áp tâm trương tối thiểu theo mỗi nhịp đập.
Huyết áp trung bình gây ra do khả năng bơm máu của tim và sức cản của mạch máu nên máu rời khỏi tim càng xa thì huyết áp càng giảm dần. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp như: nhịp thở, hẹp động mạch, chức năng tâm thu của tim, nội tiết, vận động…
Chỉ số huyết áp thường được đo ở cánh tay hoặc mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ động mạch cánh tay. Chỉ số huyết áp được biểu thị dưới dạng phân số, trong đó tử số là huyết áp tâm thu, mẫu số là huyết áp tâm trương và đơn vị đo là milimet thủy ngân (mmHg).
2. Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Thông thường, khi đo huyết áp người ta dùng hai chỉ số để tính là tâm thu và tâm trương. Đây là hai chỉ số đo huyết áp động mạch trong thời gian tâm thu và tâm trương.
Trong điều kiện bình thường, chỉ số huyết áp tiêu chuẩn là:
- Huyết áp tâm thu: 90 đến 129 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: 60 – 84 mmHg.
Chỉ số huyết áp này thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, tăng hay giảm tùy theo thể trạng của mỗi người.
Nếu chỉ số này quá cao hoặc quá thấp so với mức bình thường thì đó là những dấu hiệu cảnh báo sớm sức khỏe bất thường, mọi người không nên chủ quan. Vậy huyết áp bao nhiêu là cao sẽ được làm rõ trong phần tiếp theo.
Xem thêm: Tụt huyết áp nên uống gì? Uống gì để tăng huyết áp lên?
3. Huyết áp bao nhiêu là cao?
Huyết áp cao là một căn bệnh mãn tính gây nhiều căng thẳng cho tim khi huyết áp tác động lên thành động mạch tăng cao, dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ và suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Chỉ số huyết áp là một biến số thay đổi theo thời gian, thời gian đo, ngày, mùa, độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, huyết áp bao nhiêu là cao được định nghĩa là huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Huyết áp cao có thể được chia thành nhiều loại chính, bao gồm: tăng huyết áp vô căn, tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp tâm thu đơn độc và tăng huyết áp thai kỳ.
Khi bị huyết áp cao, áp lực của máu lưu thông trong động mạch tăng lên, gây thêm áp lực lên các mô và khiến mạch máu dần bị tổn thương theo thời gian.
4. Những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi huyết áp tăng cao
Sau khi đã xác định được chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao? Thì mọi người cũng cần phải nắm được những biến chứng nguy hiểm của việc tăng huyết áp.
Biểu hiện của huyết áp cao ở từng trường hợp sẽ khác nhau tùy vào từng cấp độ. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì biến chứng huyết áp cao nguy hiểm có thể xảy ra như:
Thiếu máu cơ tim
Huyết áp cao có thể gây tắc nghẽn động mạch vành, cản trở lưu lượng máu đến tim.
Lúc này, người bệnh sẽ bị đau ngực, khó thở kéo dài khoảng 15 đến 20 phút. Tình trạng kéo dài có thể gây ra những biểu hiện tê cứng, đau nhức cánh tay.
Đột quỵ
Huyết áp bao nhiêu là cao nếu không phát hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nào. Và đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.
Tăng huyết áp ở người lớn tuổi hoặc béo phì thường dẫn đến phì đại thất trái. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ đột ngột, làm tăng nguy cơ tử vong.
Đặc biệt, tình trạng này còn dễ xảy ra ở những người làm việc liên tục trong điều kiện thời tiết xấu, bị sốc tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài…
Suy tim
Không chỉ là đột quỵ, suy tim còn là biến chứng của bệnh cao huyết áp mà bất kỳ người bệnh nào cũng cần phải đề cao cảnh giác.
Khi huyết áp tăng, tim tiếp tục co bóp với tần số cao, bơm máu đến các mạch máu ngoại biên. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến phì đại và giảm độ đàn hồi của cơ tim, dẫn đến suy giảm chức năng.
Suy giảm trí nhớ
Biến chứng của huyết áp cao trong não có thể dẫn đến mất trí nhớ, tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi. Ngoài ra, huyết áp cao nếu không được kiểm soát kịp thời còn có thể dẫn đến một số bệnh về não.
Xem thêm: Chỉ số huyết áp người bình thường là bao nhiêu?
5. Làm sao để kiểm soát, ngăn ngừa huyết áp cao?
Theo các chuyên gia, huyết áp bao nhiêu là cao chính là “kẻ giết người thầm lặng” cực kỳ nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng phải tự tìm cách bảo vệ mình.
Để kiểm soát tình trạng và giảm các biến chứng của bệnh cao huyết áp, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc ổn định huyết áp hoặc thuốc kiểm soát bệnh theo chỉ định, hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
- Điều trị triệt để nguyên nhân gây cao huyết áp.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên, bạn có thể đo huyết áp tại nhà hàng ngày, nếu cần thiết có thể đến bệnh viện để theo dõi, xử lý kịp thời những bất thường.
- Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ chiên rán nóng, nhiều dầu mỡ, giảm lượng muối ăn và tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.
- Tập thể dục thường xuyên, vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức, tốt cho tim mạch
- Giữ cân nặng ổn định, giảm cân nếu cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày.
- Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt…
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, không thức khuya, tránh tắm đêm,…
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin mà Unity Fitness chia sẻ ở trên đã giúp bạn xác định được huyết áp bao nhiêu là cao? Cũng như những cảnh báo nguy hiểm của huyết áp cao đối với sức khỏe con người.
Đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web Unity Fitness để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe, tập gym, làm đẹp mỗi ngày nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Huyết áp bao nhiêu là thấp? Bao nhiêu là nguy hiểm?
Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì? Top những thực phẩm cần tránh
Bật mí 9 thói quen vàng giúp giảm mỡ máu
10 dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất
Mách bạn cách chữa gù lưng tại nhà siêu đơn giản
Testosterone là gì? 9 vai trò của testosterone
Đau bụng kinh nên làm gì? Mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng và cách điều trị