Bạn đã từng cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh, hoặc đổ mồ hôi lạnh đột ngột? Những điều này có thể là triệu chứng hạ đường huyết.
Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phòng Gym Unity Fitness tìm hiểu về các triệu chứng của hạ đường huyết, nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa để bảo đảm sức khỏe tốt nhất.
1. Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng đường huyết giảm xuống dưới mức bình thường
Hạ đường huyết (hay còn gọi là hypoglycemia) là tình trạng đường huyết giảm xuống dưới mức bình thường. Đường glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, cung cấp nhiên liệu cho não, cơ bắp và các cơ quan khác. Khi đường huyết quá thấp, cơ thể không có đủ năng lượng để hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng khó chịu và thậm chí nguy hiểm.
Triệu chứng hạ đường huyết không chỉ khiến cơ thể bạn cảm thấy yếu đuối mà còn có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như co giật và hôn mê nếu không được điều trị kịp thời.
Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường huyết trong cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường, thường dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L). Khi đường huyết thấp, cơ thể giải phóng epinephrine (adrenaline), dẫn đến các triệu chứng phổ biến như:
Một số người có thể không nhận thấy các triệu chứng hạ đường huyết dù mức đường huyết đã thấp hơn 70 mg/dL, tình trạng này gọi là hạ đường huyết không nhận biết. Điều này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường lâu năm, dẫn đến nguy cơ cao hơn của các triệu chứng nghiêm trọng.
2. Triệu chứng hạ đường huyết thường gặp
Triệu chứng hạ đường phổ biến thường gặp đó là da sẽ xanh tái và có một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng.
Khi gặp phải triệu chứng hạ đường huyết, điều quan trọng là phải nhận biết kịp thời để khôi phục mức đường huyết về mức bình thường và tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Biểu hiện chung của triệu chứng hạ đường huyết
Những triệu chứng hạ đường như huyết như da xanh tái và cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt nguồn năng lượng quan trọng với các biểu hiện gồm:
- Mệt mỏi đột ngột không rõ nguyên nhân
- Chóng mặt, đau đầu, lo âu
- Tay chân nặng nề, cảm giác yếu
- Da xanh tái.
- Vã mồ hôi thường ở lòng bàn tay, trán, nách
- Hồi hộp, lo âu, hốt hoảng, mất bình tĩnh
- Tăng tiết nước bọt
- Cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng
- Run tay
Dấu hiệu tim mạch
- Nhịp tim nhanh
- Triệu chứng hạ đường huyết thường gặp có thể cảm thấy nặng ngực, đau thắt ngực
Dấu hiệu tiêu hóa
- Cảm giác đói cồn cào, nóng rát vùng dạ dày
- Có thể có cơn đau co thắt dạ dày, đau vùng thượng vị
- Triệu chứng hạ đường huyết có thể làm buồn nôn, nôn.
Dấu hiệu thần kinh
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt một nửa cơ thể, tổn thương thần kinh sọ, rối loạn cảm giác và vận động
- Nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt
Dấu hiệu tâm thần
- Kích động, rối loạn nhân cách, nói cười vô cớ, ảo giác
Hôn mê hạ đường huyết
Trường hợp này thường là giai đoạn nặng của tụt đường huyết, có thể xuất hiện đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân gây hạ đường huyết
Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết nhưng chủ yếu liên quan đến việc cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin không đúng cách. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết có nguy cơ cao bị hạ đường huyết.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Bỏ bữa, ăn không đủ hoặc ăn quá ít carbohydrate có thể dẫn đến hạ đường huyết.
- Tập thể dục quá sức: Hoạt động thể lực cường độ cao mà không bổ sung đủ đường có thể gây hạ đường huyết.
- Sử dụng rượu bia: Rượu có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất glucose của gan, gây hạ đường huyết.
- Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể làm giảm lượng đường trong máu.
4. Cách xử lý khi gặp tình trạng hạ đường huyết
Ngay khi phát hiện triệu chứng hạ đường huyết, bạn nên áp dụng quy tắc 15-15. Tức là tiêu thụ 15 gam carbohydrate (carbs) để tăng mức đường huyết. Sau đó, chờ 15 phút và kiểm tra lại đường huyết.
Nếu mức đường huyết vẫn dưới 70 mg/dL, lặp lại việc tiêu thụ 15 gam carbs và kiểm tra lại sau 15 phút. Tiếp tục quy trình này cho đến khi đường huyết đạt ít nhất 70 mg/dL.
Các triệu chứng hạ đường huyết có thể làm giảm sự tỉnh táo của bạn, khiến việc điều chỉnh và xử lý tình huống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khi mức đường huyết đã trở lại bình thường, hãy tiếp tục ăn một bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ để duy trì ổn định đường huyết. Nguồn Carbohydrate tương đương 15 gam có thể kể đến như:
- 2 hoặc 3 viên đường.
- 1/2 ly nước trái cây bất kỳ.
- 1/2 ly nước ngọt.
- 1 ly sữa.
- 5 hoặc 6 viên kẹo.
- 15 ml hoặc 1 muỗng canh đường hoặc mật ong.
Mục tiêu của việc điều trị là tăng đường huyết một cách an toàn và nhanh chóng, nhằm giảm các triệu chứng và nguy cơ biến chứng. Tránh điều trị quá mức vì có thể dẫn đến tăng đường huyết quá cao và tăng cân không mong muốn.
Khi điều trị hạ đường huyết, hãy chọn các nguồn carbohydrate đơn giản, không nên sử dụng carbohydrate phức tạp hoặc thực phẩm chứa chất béo cùng với carbs như sô cô la. Carbohydrate phức tạp (như đậu, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt) cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose, không phù hợp cho việc điều trị hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, phòng tập phải lưu ý rằng mỗi đối tượng sẽ có một lượng carb nhất định, đặc biệt là trẻ em. Đối tượng này thường cần ít hơn 15 gam carbs để cải thiện tình trạng hạ đường huyết so với người lớn:
- Trẻ sơ sinh: 6 gam.
- Trẻ mới biết đi: 8 gam.
- Trẻ nhỏ: 10 gam.
Trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng và không thể điều trị bằng quy tắc 15-15, cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhận biết sớm các triệu chứng hạ đường huyết rất quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn thường xuyên bị hạ đường huyết, hãy theo dõi cơ thể mình và ghi lại các triệu chứng để nhận biết sớm các dấu hiệu và thông báo với bác sĩ để xử trí kịp thời.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết về “triệu chứng hạ đường huyết” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Căng cơ lưng bao lâu thì khỏi? Những điều cần biết
Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và cách dự phòng như thế nào?
Những dấu hiệu tai biến mà ai cũng cần biết
Nguyên nhân đau nửa đầu sau và cách điều trị hiệu quả
Xuất huyết não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu xuất huyết não
Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? 7 thực phẩm “vàng” cải thiện tình trạng mỡ máu
Khó ngủ nên làm gì? Mẹo dễ ngủ ít người biết
Bệnh tim mạch: Triệu chứng và cách phòng ngừa