Huyết áp thấp nên làm gì? Tìm hiểu cách đối phó với huyết áp thấp để tránh những triệu chứng khó chịu.
Bạn đã biết huyết áp thấp nên làm gì để cảm thấy khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị chóng mặt hay chưa? Cùng Unity Fitness tìm hiểu đáp án qua bài viết sau đây nhé!
1. Nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp
Trước khi tìm hiểu huyết áp thấp nên làm gì thì nên biết nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp trước. Huyết áp thấp (hay còn gọi là hạ huyết áp) là tình trạng huyết áp trong cơ thể thấp hơn mức bình thường. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và thậm chí ngất xỉu.
Có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp, bao gồm:
- Thiếu nước: Cơ thể cần đủ nước để duy trì huyết áp bình thường.
- Thiếu máu: Thiếu máu có thể làm giảm lượng oxy trong máu, dẫn đến huyết áp thấp.
- Thuốc men: Một số loại thuốc có thể gây hạ huyết áp.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận hoặc suy tuyến thượng thận có thể gây huyết áp thấp.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai thường có huyết áp thấp hơn bình thường.
>> Xem thêm: LDL Cholesterol là gì?
2. Bệnh nhân huyết áp thấp nên làm gì?
Phòng tập Unity Fitness nhận thấy, việc điều trị huyết áp thấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh nhưng có một số biện pháp chung có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ở mức bình thường bởi mất nước làm giảm khối lượng máu, dẫn đến hạ huyết áp.
Hãy chắc chắn rằng bạn uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày và tăng cường uống nước khi thời tiết nóng hoặc khi hoạt động thể chất nhiều.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu và huyết áp bên trong cơ thể. Các bài tập yoga, đi bộ hay đạp xe đều rất tốt cho người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần mức độ tập luyện để tránh gây căng thẳng cho cơ thể.
Ăn uống lành mạnh, đầy đủ các bữa
Nếu tăng cường bổ sung thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò vào bữa ăn hàng ngày giúp sản xuất hồng cầu và ổn định lượng sắt thì rau xanh và trứng cũng rất quan trọng vì giàu vitamin B12. Gan động vật, chuối và bơ cũng được khuyến khích sử dụng nhiều để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa hoa mắt, ngất xỉu.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống dinh dưỡng là tránh các thực phẩm giàu đường và chất béo không lành mạnh để giúp duy trì huyết áp ổn định.
Ngoài ra, hãy ăn các bữa ăn đều đặn và bổ sung đủ chất dinh dưỡng để cơ thể giữ mức năng lượng và huyết áp ổn định. Tránh bỏ bữa và hãy ăn các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính để giữ mức đường huyết ổn định, từ đó giúp duy trì huyết áp.
Giảm căng thẳng, stress
Trong xã hội hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều lo lắng vấn đề phức tạp nên stress là điều khó tránh khỏi. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm huyết áp vì vậy việc tìm cách giảm stress là rất quan trọng.
Các phương pháp như yoga, thiền, nghe nhạc, hoặc thậm chí chỉ cần dành thời gian thư giãn và làm những việc bạn yêu thích đều có thể giúp giảm stress và cải thiện huyết áp.
Tránh đứng lên đột ngột
Đứng lên đột ngột có thể gây chóng mặt và ngất xỉu do huyết áp không kịp điều chỉnh. Hãy thực hiện các động tác chuyển động từ từ, chẳng hạn như từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng để giúp cơ thể thích nghi dần.
Ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu đã chỉ ra, giấc ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và điều chỉnh huyết áp. Chính vì thế, chúng ta nên cố gắng ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm và duy trì một thói quen ngủ đều đặn để giúp cơ thể hoạt động tốt nhất.
Giảm tiêu thụ muối
Người bệnh huyết áp thấp nên làm gì? Đáp án chính là cần hạn chế tiêu thụ muối để tránh giữ nước, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Mặc dù muối cần thiết cho cơ thể nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây hại.
Bỏ hút thuốc
Một trong những lời khuyên dành cho người huyết áp thấp nên làm gì chính là bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá làm giảm huyết áp và gây hại cho sức khỏe tim mạch. Nếu bạn hút thuốc, hãy tìm cách bỏ thuốc để cải thiện sức khỏe tổng thể và duy trì huyết áp ổn định.
Giảm rượu
Bên cạnh thói quen hút thuốc thì uống rượu quá nhiều cũng gây hạ huyết áp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mỗi chúng ta cần hạn chế tiêu thụ rượu và tuân thủ các khuyến cáo về lượng rượu tối đa hàng ngày.
3. Khi gặp người bị huyết áp thấp nên làm gì?
Trong trường hợp này, sơ cứu người bị tụt huyết áp cần thực hiện nhanh chóng và đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Khi gặp một người bị huyết áp thấp nên làm gì đầu tiên? Trước hết, bạn hãy xác định xem họ có tiền sử bị bệnh tiểu đường không, nếu không thì loại bỏ khả năng hạ đường huyết và tập trung vào sơ cứu hạ huyết áp. Quá trình sơ cứu cần thực hiện theo các bước sau:
- Giữ bình tĩnh: Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, kê chân cao hơn đầu.
- Cho uống nước: Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc, hoặc thức ăn đậm muối để cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những đồ uống này, cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để kích thích nhịp tim và nâng chỉ số huyết áp tạm thời.
- Ăn nhẹ: Có thể cho bệnh nhân ăn uống để hạ huyết áp nhanh bằng một chút socola để bảo vệ thành mạch máu và giữ huyết áp ổn định hơn.
- Sử dụng thuốc: Nếu có thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê, cho bệnh nhân uống theo chỉ dẫn.
- Đỡ bệnh nhân ngồi dậy: Nếu tình trạng bệnh nhân cải thiện, giúp họ ngồi dậy từ từ và nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy hoàn toàn.
- Đưa đến cơ sở y tế: Nếu bệnh nhân không thấy đỡ, cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Có thể thấy, huyết áp thấp có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, với những biện pháp đơn giản được Unity Fitness đề xuất trên đây về bệnh nhân huyết áp thấp nên làm gì, bạn có thể cải thiện tình trạng của mình nhanh chóng.
Hãy nhớ rằng, mỗi người có cơ địa khác nhau, vì vậy hãy tìm hiểu về cơ thể của bạn và tìm ra cách tốt nhất để quản lý huyết áp của mình.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Nguyên nhân bị tiểu đường là gì? Cách phòng ngừa
Tổng hợp các phương pháp, mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ tại nhà
Dấu hiệu đột quỵ ở nữ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Tắm đêm bị gì? Có làm đột quỵ không?
9 cách lấy lại ham muốn cho phụ nữ hiệu quả
Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Người hướng ngoại là gì? Dấu hiệu nhận biết
Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị