Bạn đã từng cảm thấy một cơn đau âm ỉ, khó chịu ở vùng bụng trên? Đó có thể là dấu hiệu của đau dạ dày.
Vậy khi gặp tình trạng đau dạ dày nên làm gì? Cùng Unity Fitness tìm hiểu ngay nhé.
1. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa, chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn. Khi dạ dày gặp vấn đề gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Trước khi tìm kiếm lời giải đau dạ dày nên làm gì, bạn cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân đau dạ dày phổ biến như:
- Vi khuẩn Helicobacter pylori: Loại vi khuẩn này có thể gây viêm loét dạ dày.
- Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều đồ cay, dầu mỡ, uống quá nhiều rượu bia có thể gây tổn thương dạ dày.
- Stress: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây đau.
- Viêm dạ dày mãn tính: Đây là tình trạng viêm dạ dày kéo dài, có thể gây đau thường xuyên.
2. Triệu chứng đau dạ dày
Các triệu chứng của đau dạ dày có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau bụng trên, thường xuất hiện sau khi ăn.
- Ợ nóng, trào ngược axit.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Chán ăn.
- Sưng bụng.
- Đầy hơi.
- Mất ngủ.
3. Đau dạ dày nên làm gì để kiểm soát tình trạng?
Các nghiên cứu đã chứng minh, việc áp dụng các phương pháp giảm đau dạ dày nên làm gì dưới đây sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
Xoa bóp bụng
Xoa bóp bụng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm đau dạ dày tại nhà. Cách thực hiện gồm các bước sau:
- Bước 1: Làm nóng hai bàn tay của bạn, có thể thêm vài giọt dầu nóng để tăng hiệu quả.
- Bước 2: Đặt tay lên vùng bụng, xoa theo hướng từ trái sang phải và di chuyển lên xuống để làm dịu cơn đau.
Unity Fitness cần phải lưu ý rằng nên xoa bóp bụng từ 10-15 phút và ít nhất 1 giờ sau bữa ăn. Tránh thực hiện ngay sau khi ăn vì có thể làm tăng cơn đau dạ dày.
Chườm ấm
Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ, chườm ấm có thể là một phương pháp giảm đau dạ dày đơn giản nhưng hiệu quả.
Hơi ấm từ chườm giúp thư giãn các mạch máu ở vùng thượng vị, giảm sự co bóp gây đau và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Bạn có thể chườm ấm bụng trong khoảng 10-20 phút với nhiệt độ nước từ 50-60 độ C.
Uống nhiều nước
Đau dạ dày nên làm gì trong trường hợp bạn gặp triệu chứng này thường xuyên? Uống đủ nước là điều đơn giản nhưng ít người biết.
Nước là yếu tố quan trọng trong việc duy trì chức năng tiêu hóa và thiếu nước có thể làm giảm hiệu quả của hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ đau dạ dày, giảm chứng ợ nóng.
Đối với người trưởng thành, khuyến nghị lượng nước tiêu thụ hàng ngày là khoảng 2 lít. Còn với trẻ em, lượng nước cần thiết có thể dao động từ 950ml đến 1,2 lít tùy thuộc vào độ tuổi.
>> Xem thêm: Đau dạ dày uống gì?
Chuối
Chuối là một thực phẩm hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm dạ dày nhờ vào khả năng thúc đẩy sự phát triển tế bào dạ dày và làm lành các vết loét. Chuối chứa các hợp chất kháng khuẩn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, tác nhân chính gây loét dạ dày. Để tận dụng những lợi ích này, bạn có thể ăn từ 2 đến 3 quả chuối chín mỗi ngày.
Tỏi
Nếu bạn cảm thấy khó chịu và không chắc chắn đau dạ dày nên làm gì, việc tìm kiếm phương pháp từ thực phẩm tự nhiên có thể cải thiện tình trạng này. Tỏi là một lựa chọn hiệu quả và an toàn để chữa viêm dạ dày tại nhà.
Chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, tỏi giúp chống oxy hóa, giảm viêm và kháng khuẩn, đặc biệt là với vi khuẩn H. pylori. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn tỏi sống có thể ức chế sự phát triển của H. pylori, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và phòng ngừa các bệnh lý liên quan, bao gồm cả ung thư dạ dày.
Để điều trị, bạn có thể ăn 2-3 tép tỏi mỗi ngày, đặc biệt khi dạ dày còn đói, và uống nước để giảm cơn đau.
Mật ong
Mật ong nguyên chất là một phương pháp lâu đời trong việc điều trị viêm loét dạ dày. Nó chứa glucose oxidase, giúp tạo ra hydrogen peroxide để tiêu diệt vi khuẩn gây loét.
Nêm cạnh đó, mật ong cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn này, giảm nguy cơ bệnh tật liên quan. Bạn hãy uống 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào buổi sáng trước bữa ăn.
Nha đam
Để xử lý nhanh chóng tình trạng đau dạ dày nên làm gì đạt hiệu quả tốt nhất, hãy sử dụng nha đam.
Nhựa cây nha đam có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, và làm giảm tình trạng viêm cũng như loét dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của men pepsin và acid hydrochloric.
Để sử dụng nha đam trong việc giảm đau dạ dày, bạn có thể gọt vỏ lá nha đam tươi để lấy lớp nhựa bên trong. Sau đó, tiến hành đun sôi nhựa nha đam với nước và uống để làm giảm cơn đau dạ dày.
4. Thực phẩm cần tránh khi đau dạ dày
Bên cạnh thông tin về đau dạ dày nên làm gì, bạn cũng cần lưu tâm đến việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để giảm triệu chứng và tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên tránh:
- Đồ ăn cay nóng: Các món ăn có gia vị cay như ớt và tiêu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng cảm giác đau và khó chịu. Capsaicin trong ớt có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày và làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn.
- Đồ uống có ga: Những loại đồ uống có gas, như soda và nước ngọt, có thể làm gia tăng áp lực trong dạ dày, dẫn đến sự tiết nhiều acid hơn và gây khó tiêu.
- Caffeine: Caffeine có trong cà phê, trà và một số loại đồ uống năng lượng có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây ra cảm giác ợ nóng và kích thích niêm mạc dạ dày. Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị dạ dày.
- Thực phẩm chiên xào: Những món ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, tạo áp lực lên dạ dày và làm tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn. Mỡ từ thực phẩm này có thể làm tăng sản xuất acid và gây ra chứng ợ nóng.
- Rượu bia: Rượu và bia có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng sự sản xuất acid và dẫn đến tình trạng viêm loét. Chúng cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn trong dạ dày.
Đọc đến đây thì bạn cũng có đáp án về đau dạ dày nên làm gì để tăng cường sức khỏe và cải thiện tiêu hóa hàng ngày rồi chứ? Đau dạ dày là tình trạng thường gặp nhưng không nên xem nhẹ. Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm stress và áp dụng các biện pháp giảm đau phù hợp của phòng tập Unity Fitness sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “đau dạ dày nên làm gì” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Triệu chứng đột quỵ nhẹ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa
Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng đau nửa đầu bên phải
5 Dấu hiệu gout nhẹ mà người bệnh có thể phát hiện sớm
Những tác hại của đai chống gù lưng đối với sức khỏe
Bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì để tránh tai biến?
Đột quỵ là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Huyết áp thấp nên làm gì? Cách sơ cứu ngay