Dây chằng dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Chúng góp phần duy trì sự ổn định và vận động của các khớp, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương không mong muốn.
Mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra sự tồn tại của dây chằng nhưng vai trò của chúng là không thể thiếu trong việc đảm bảo sức khỏe và khả năng di chuyển của cơ thể.
Bài viết này, Unity Fitness sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dây chằng – những cấu trúc tưởng chừng nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và vận động.
1. Định nghĩa về dây chằng
Dây chằng là các dải mô liên kết sợi cứng được tạo thành từ những sợi collagen, được bảo vệ bởi các lớp mô liên kết không đều dày đặc.
Trong cơ thể, dây chằng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi loại đều có nhiệm vụ riêng:
- Dây chằng chéo (Cruciate ligaments): Tại khớp gối, dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL) giúp duy trì sự ổn định giữa xương đùi và xương ống quyển, hỗ trợ các hoạt động như đi bộ, chạy và nhảy.
- Dây chằng bên (Collateral ligaments): Nằm ở hai bên khớp gối, dây chằng bên trong (MCL) và chằng bên ngoài (LCL) giúp bảo vệ khớp gối khỏi sự dịch chuyển quá mức sang hai bên.
- Dây chằng mắt cá chân (Ankle ligaments): Các dây chằng tại mắt cá chân như dây chằng bên ngoài (ATFL), dây chằng bên trong (deltoid), và dây chằng sau (posterior tibiotalar) giữ cho xương ống quyển, xương sên và xương gót luôn ổn định.
- Dây chằng cổ tay (Wrist ligaments): Dây chằng quạt (palmar radiocarpal) và dây chằng ba chùm (three-part ligament) tại cổ tay đảm bảo các xương cổ tay luôn ở vị trí đúng và hỗ trợ sự linh hoạt của bàn tay.
- Dây chằng cột sống (Spinal ligaments): Dây chằng vàng (ligamentum flavum) và dây chằng dọc sau (posterior longitudinal ligament) ở cột sống giữ cho các đốt sống ổn định và ngăn ngừa sự dịch chuyển không mong muốn.
>> Xem thêm: Lật sơ mi là gì?
2. Vai trò của dây chằng
Giữ cho các khớp ổn định
Dây chằng hoạt động như những dây cương, đảm bảo các khớp luôn ở vị trí đúng, ngăn chặn sự trật khớp và hạn chế các chuyển động quá mức, giúp bảo vệ cơ thể.
Ngăn ngừa chấn thương
Với vai trò như “vòng đệm” bảo vệ, dây chằng giúp giảm nguy cơ trật khớp, rách sụn, và gãy xương, duy trì sự ổn định của các khớp trong quá trình vận động.
Hỗ trợ vận động
Dây chằng không chỉ giữ cho các khớp ở vị trí mà còn giúp điều chỉnh các chuyển động, cho phép cơ thể thực hiện các động tác như đi, chạy, nhảy một cách an toàn và hiệu quả.
Ổn định cột sống
Giúp duy trì sự ổn định và linh hoạt của cột sống, ngăn ngừa các vấn đề như đau lưng và các biến chứng khác.
Truyền tải lực
Giúp phân bổ lực từ nhóm cơ này sang nhóm cơ khác trong quá trình vận động, giảm tải cho các khớp và bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương.
3. Các chấn thương thường gặp
- Rách dây chằng chéo trước: Đây là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong thể thao, thường gặp trong các môn như bóng rổ, bóng đá, và tennis. Chấn thương này gây đau, sưng và mất ổn định khớp gối.
- Rách dây chằng mắt cá chân: Thường bị rách do các chấn thương như bước sai, xoay mắt cá chân, hoặc té ngã, gây ra đau, sưng và mất ổn định.
- Căng/rách dây chằng cổ tay: Thường xảy ra do các hoạt động hay chấn thương liên quan đến bàn tay và cổ tay, chẳng hạn như ngã hoặc va chạm mạnh.
- Căng/rách dây chằng cột sống: Thường có thể bị căng hoặc rách do chấn thương, dẫn đến đau lưng và mất ổn định.
>> Xem thêm: Căng cơ bắp chân là gì?
4. Cách phòng tránh chấn thương
- Tăng cường sức mạnh cơ: Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ chính sẽ giúp hỗ trợ và bảo vệ các khớp, giảm nguy cơ chấn thương.
- Cải thiện linh hoạt: Các bài tập kéo dãn và tăng độ linh hoạt của các khớp giúp mở rộng phạm vi vận động an toàn, giảm nguy cơ chấn thương.
- Tập luyện kỹ thuật đúng cách: Học và thực hành kỹ thuật đúng trong các hoạt động thể thao và hàng ngày để tránh các động tác sai lệch hoặc quá sức. Luôn dành thời gian khởi động trước khi tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc tập luyện. Khởi động giúp làm nóng cơ bắp, tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ chấn thương. Thực hiện các động tác và bài tập đúng kỹ thuật là điều quan trọng để tránh áp lực không cần thiết lên các khớp và dây chằng. Hãy tham khảo ý kiến của huấn luyện viên hoặc chuyên gia để đảm bảo bạn đang tập luyện đúng cách.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ: Khi tham gia các hoạt động có nguy cơ chấn thương cao, sử dụng các thiết bị bảo vệ như bó gối, băng cổ chân, băng cổ tay sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ. Trong các môn thể thao có nguy cơ cao như bóng đá, bóng rổ, hoặc trượt tuyết, hãy luôn sử dụng các dụng cụ bảo hộ như băng gối, băng cổ tay, hoặc giày chuyên dụng để giảm thiểu nguy cơ chấn thương dây chằng.
- Tập luyện hợp lý: Tránh tập luyện quá sức hoặc tăng cường độ tập đột ngột để giảm nguy cơ chấn thương. Hãy tăng cường từ từ để cơ thể thích nghi.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân có thể tạo áp lực lớn lên các khớp và dây chằng, làm tăng nguy cơ chấn thương. Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng giúp giảm tải cho hệ thống cơ xương khớp.
- Nghỉ ngơi và phục hồi hợp lý: Đừng quên để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau khi tập luyện. Việc tập luyện quá sức có thể khiến dây chằng dễ bị tổn thương hơn.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu ở bất kỳ khớp nào, hãy dừng ngay các hoạt động và tìm kiếm sự tư vấn y tế. Không nên cố gắng tiếp tục tập luyện khi có dấu hiệu bất thường, vì điều này có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hơn.
5. Điều trị chấn thương dây chằng
Điều trị ban đầu: RICE
Ngay khi chấn thương xảy ra, áp dụng phương pháp RICE: Rest (nghỉ ngơi), Ice (đắp lạnh), Compression (băng ép), và Elevation (nâng cao vị trí bị thương). Điều này giúp giảm sưng, đau và ngăn chặn tổn thương thêm.
Sau khi bị chấn thương, bạn cần nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây áp lực lên khu vực bị tổn thương. Việc sử dụng nẹp hoặc băng thun có thể giúp cố định và bảo vệ trong giai đoạn đầu.
Áp dụng chườm lạnh từ 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 giờ trong vài ngày đầu để giảm sưng và đau. Liệu pháp này giúp giảm viêm và hạn chế tổn thương mô xung quanh.
Khi nghỉ ngơi, hãy nâng cao chi bị thương để giúp giảm sưng bằng cách cải thiện lưu thông máu.
Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen để giảm đau và sưng.
Phục hồi chức năng
Sau khi chấn thương được ổn định, thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để khôi phục sức mạnh, sự ổn định và linh hoạt. Vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục.
Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng hoặc không thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn, phẫu thuật có thể là cần thiết. Sau phẫu thuật, việc phục hồi chức năng là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.
Điều quan trọng là theo dõi tình trạng chấn thương và tái khám định kỳ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt đẹp. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ hồi phục và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Có thể thấy, dây chằng là những dải sợi dai có nhiệm vụ kết nối các xương với nhau tại các khớp. Chúng hoạt động như những dây cương, giúp giữ cho các khớp luôn ổn định và ngăn ngừa sự di chuyển quá mức bên trong cơ thể. Hi vọng là bài viết này của phòng tập Gym Unity Fitness đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích.
Gan nhiễm mỡ kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách nhận biết
Sự thật về đai chống gù lưng? Cách sử dụng đai mang lại hiệu quả tốt
Những cách hết đau bụng kinh cho chị em mỗi khi đến tháng
Cảnh báo 8 dấu hiệu bệnh tim mạch cần đi khám ngay
Bệnh Gout kiêng gì? Top 9 loại thực phẩm “đại kỵ”
Bệnh Gút là gì? Giai đoạn đầu của bệnh gút
Gan nhiễm mỡ uống gì hết bệnh nhanh, an toàn?