Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bác sĩ lại luôn dặn dò chúng ta giữ huyết áp ở mức ổn định hay không? Nguyên nhân là bởi chỉ số huyết áp bình thường chính là nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
Bài viết này Gym Unity Fitness sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì huyết áp ổn định và những cách để đạt được điều đó. Tìm hiểu ngay nhé.
1. Tại sao duy trì chỉ số huyết áp bình thường?
Trước khi đi sâu vào tầm quan trọng của huyết áp bình thường, chúng ta cần hiểu rõ huyết áp là gì. Huyết áp là lực máu tác động lên thành mạch máu khi tim bơm máu đi khắp cơ thể. Nó được đo bằng hai con số: huyết áp tâm thu (số trên) và huyết áp tâm trương (số dưới).
Việc duy trì chỉ số huyết áp bình thường là điều tiên quyết và rất quan trọng với sức khỏe.
Huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể. Khi huyết áp quá cao hoặc quá thấp, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc duy trì chỉ số huyết áp bình thường là điều tiên quyết và cực kỳ quan trọng.
Trong trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn đến việc máu không cung cấp đủ cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Người bị huyết áp thấp có thể trải qua các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hoặc buồn nôn do sự giảm cung cấp máu và oxy đến não và các bộ phận khác.
Ngược lại, huyết áp cao là một vấn đề nghiêm trọng và là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận. Những tình trạng này không chỉ làm tăng nguy cơ tàn phế và mất sức lao động mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong tại Việt Nam, chiếm khoảng 33% tổng số ca tử vong toàn quốc.
2. Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp bình thường được phân loại theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Tim Mạch và Huyết Áp Châu u (ESC/ESH) năm 2018 như sau:
Người có chỉ số huyết áp bình thường khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 90 mmHg đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 mmHg đến 84 mmHg. Những chỉ số này phản ánh mức huyết áp lý tưởng cho sức khỏe tim mạch, giúp đảm bảo các cơ quan trong cơ thể nhận đủ lượng máu cần thiết để hoạt động hiệu quả.
>> Xem thêm: Ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh
3. Cách phân loại tăng huyết áp
Năm 2009, tỷ lệ người mắc cao huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên đã lên tới 25,1%. Theo phân loại của ESC/ESH vào năm 2018, tăng huyết áp được phân chia thành các mức độ khác nhau dựa trên chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:
Tăng huyết áp được phân chia thành các mức độ sau:
- Huyết áp tối ưu: Được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg. Đây là mức huyết áp lý tưởng, cho thấy sự cân bằng và sức khỏe tim mạch tốt. Người có huyết áp trong khoảng này thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch thấp và không cần phải can thiệp điều trị đặc biệt.
- Huyết áp bình thường: Là khi huyết áp tâm thu dao động từ 120 mmHg đến 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80 mmHg đến 84 mmHg. Mức huyết áp này cho thấy cơ thể hoạt động bình thường.
- Huyết áp bình thường cao: Là khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 130 mmHg đến 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85 mmHg đến 89 mmHg. Đây là dấu hiệu của nguy cơ tăng huyết áp trong tương lai và cần phải theo dõi thường xuyên cũng như điều chỉnh lối sống để tránh tiến triển thành tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp độ 1: Người mắc được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg đến 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg đến 99 mmHg. Mức này cần sự can thiệp từ bác sĩ để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Tăng huyết áp độ 2: Được xác định khi huyết áp tâm thu từ 160 mmHg đến 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100 mmHg đến 109 mmHg. Đây là mức huyết áp cao hơn đáng kể và thường đòi hỏi sự điều trị tích cực để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
- Tăng huyết áp độ 3: Đây là mức huyết áp nghiêm trọng nhất, với huyết áp tâm thu từ 180 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 110 mmHg trở lên. Mức huyết áp này gây nguy cơ cao cho sức khỏe và cần phải điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não hoặc suy tim.
Xem thêm: Xuất huyết não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
4. Biện pháp để giữ chỉ số huyết áp ổn định
Để duy trì chỉ số huyết áp bình thường, bạn cần thực hiện một số biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe tổng thể, đồng thời phòng ngừa các vấn đề liên quan đến huyết áp:
Tập thể dục đều đặn
Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Việc thực hiện các bài tập thể dục hàng ngày, từ đi bộ nhẹ nhàng đến các bài tập cường độ cao giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp và duy trì huyết áp ổn định. Các nghiên cứu chỉ ra việc thường xuyên tập thể dục hay thực hiện các bài tập Yoga còn giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, điều này cũng góp phần vào việc duy trì huyết áp trong mức lý tưởng.
Chế độ ăn uống khoa học
Dinh dưỡng và ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp duy trì cân nặng ổn định mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trong bữa ăn, hãy nạp thật nhiều nhiều rau xanh, trái cây tươi và hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và nội tạng động vật. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Đồng thời, cần tránh xa các chất kích thích như thuốc lá và rượu bia, vì chúng có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho sức khỏe.
Khám sức khỏe định kỳ
Đây là một phần quan trọng trong việc giữ chỉ số huyết áp bình thường. Chúng ta nên đi định kỳ đi khám ít nhất là mỗi 6 tháng hoặc 1 năm để theo dõi chỉ số huyết áp và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng huyết áp của bạn và đưa ra những khuyến nghị cần thiết để điều chỉnh lối sống hoặc điều trị nếu cần.
Đặc biệt, đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch như có tiền sử gia đình, bị cao huyết áp, thừa cân hoặc mắc bệnh đái tháo đường, việc khám tim mạch định kỳ là rất cần thiết.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến chỉ số huyết áp bình thường mà bất cứ ai cũng không thể bỏ qua, dù bạn đang ở trong độ tuổi nào. Nắm vững chỉ số huyết áp bình thường và cách phân loại tăng huyết áp trong cơ thể sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng huyết áp của bệnh nhân và xác định phương pháp điều trị phù hợp. Unity Fitness chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Đau nhức cánh tay về đêm có nguy hiểm không? Cách khắc phục
Tại sao quan hệ không có cảm giác sướng ở nữ?
Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa
Gan nhiễm mỡ độ 1 uống lá gì – Bật mí 10 lá thuốc nam
Tìm hiểu chai cơ là gì? Cách khắc phục khi bị chai cơ
Vật lý trị liệu chữa gù lưng là gì? Có an toàn với sức khỏe không?
Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách nhận biết
Đau nửa đầu sau gáy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?