Khi đứng lên nhanh chóng và cảm thấy choáng váng, có thể chính là dấu hiệu tụt huyết áp. Tìm hiểu các dấu hiệu tụt huyết áp phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua.
Mặc dù không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm nhưng tụt huyết áp có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu và thậm chí là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.
Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu tụt huyết áp? Bài viết này của Unity Fitness sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
1. Tụt huyết áp là gì?
Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu tụt huyết áp, chúng ta cần hiểu rõ về huyết áp là gì. Huyết áp là lực máu tác động lên thành mạch máu khi tim bơm máu đi khắp cơ thể.
Dấu huyết áp thấp (hay còn gọi là tụt huyết áp) là tình trạng huyết áp thấp hơn mức bình thường. Điều này có thể xảy ra tạm thời hoặc kéo dài.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều thiết bị đo huyết áp tự động, giúp quá trình phát hiện và điều trị tụt huyết áp và cao huyết áp trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người bị tụt huyết áp cần phân biệt hai dạng chính:
- Hạ huyết áp tư thế: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đứng lên đột ngột từ tư thế ngồi. Lúc này, huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20mmHg và huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10mmHg.
- Hạ huyết áp tuyệt đối: Đây là dạng hạ huyết áp ở mức báo động, khi cơ thể bình thường và không hoạt động mạnh, huyết áp ở mức dưới 90/60mmHg.
Khi huyết áp giảm, cơ thể không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan, dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Huyết áp bình thường thường nằm trong khoảng 120/80 mmHg.
>> Xem thêm: Nguyên nhân tai biến mạch máu não
2. Các dấu hiệu tụt huyết áp thường gặp
Dấu hiệu tụt huyết áp có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, một số biểu hiện thường gặp bao gồm:
Mệt mỏi và chóng mặt
Dấu hiệu tụt huyết áp có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng
Khi huyết áp giảm, lượng oxy cung cấp cho não sẽ bị giảm. Điều này dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, yếu ớt và chóng mặt.
Lúc này, người bệnh thường cảm thấy kiệt sức, khó tập trung và cảm giác như sắp ngất xỉu. Những triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ, tùy thuộc vào mức độ giảm huyết áp.
Đau đầu
Nhắc đến các dấu hiệu tụt huyết áp, đau đầu là một triệu chứng thường gặp.
Đau đầu do tụt huyết áp thường mơ hồ, khó xác định rõ vị trí. Đau có thể lan ra cả 2 bên đầu hoặc chỉ ở 1 bên. Cơn đau thường không quá dữ dội nhưng kéo dài, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Nhìn mờ
Giảm lưu lượng máu đến mắt do tụt huyết áp gây ra tình trạng nhìn mờ hoặc giảm thị lực đột ngột. Người bệnh sẽ cảm thấy khó tập trung, các vật dụng xung quanh trở nên không rõ ràng. Triệu chứng này thường kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng có thể lặp lại.
Buồn nôn và nôn
Tụt huyết áp khiến một số người cảm thấy buồn nôn hoặc nôn
Khi huyết áp giảm đột ngột sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa làm xuất hiện các cơn buồn nôn hoặc nôn. Dù không kéo dài nhưng triệu chứng này có thể lặp lại khi huyết áp tiếp tục giảm.
Nhịp tim nhanh và không đều
Khi huyết áp giảm, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp và duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan. Điều này dẫn đến nhịp tim nhanh hơn bình thường, thường trên 100 lần/phút. Nhịp tim có thể không đều, gây cảm giác tim đập thình thịch, đập không nhịp nhàng.
Tình trạng tim đập nhanh và không đều không chỉ xảy ra tạm thời mà có thể kéo dài, đặc biệt nếu nguyên nhân tụt huyết áp không được điều trị kịp thời. Điều này làm tăng gánh nặng cho cơ tim và có thể dẫn đến các biến chứng khác.
Khó thở
Đây là một triệu chứng phổ biến và đáng lo ngại khi gặp tình trạng tụt huyết áp. Nguyên nhân chính là do lưu lượng máu cung cấp cho phổi bị giảm, khiến oxy trong máu không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đặc biệt khi có hoạt động gắng sức.
Người bệnh sẽ cảm thấy hơi thở gấp gáp, nông và khó thở, thậm chí ngạt thở. Điều này xảy ra do phổi không thể hấp thụ đủ oxy, dẫn đến thiếu oxy cục bộ ở các cơ quan.
Da lạnh và ẩm
Khi huyết áp giảm, lưu lượng máu đến da bị suy giảm khiến da trở nên lạnh và ẩm. Người bệnh sẽ cảm thấy bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân lạnh hơn bình thường.
Tiểu tiện nhiều lần
Tụt huyết áp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, dẫn đến tình trạng tiểu tiện nhiều lần. Điều này xảy ra do sự giảm lưu lượng máu đến thận, làm suy giảm khả năng lọc máu và điều chỉnh dung tích nước trong cơ thể.
3. Cách điều trị và phòng ngừa khi bị tụt huyết áp
Tìm ra nguyên nhân và khắc phục các dấu hiệu tụt huyết áp là điều cực kỳ quan trọng. Người có những triệu chứng tụt huyết áp cần đi khám sức khỏe để điều trị đồng thời có những biện pháp khắc phục tại nhà tình trạng này.
Người bị huyết áp thấp nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Một trong những biện pháp quan trọng là thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh và khoa học. Cụ thể, người bị tụt huyết áp nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia và uống đủ lượng nước trong ngày, từ 1,5-2 lít. Hãy thêm vào bữa ăn những thực phẩm giàu sắt, vitamin và khoáng chất như đậu đỗ, thịt bò, hải sản để bổ sung máu.
Khi điều trị tại nhà, mục tiêu chính là tăng huyết áp và giảm các triệu chứng. Người bị tụt huyết áp có thể điều chỉnh chế độ ăn uống tránh ăn quá no và uống nhiều nước hơn.
Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cần tránh những thay đổi tư thế quá đột ngột và không nên đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu.
Bên cạnh đó, luyện tập thể dục đều đặn tại phòng tập Fitness, tránh đứng dậy quá nhanh và hạn chế căng thẳng tinh thần cũng là những biện pháp hữu hiệu.
Đọc đến đây thì bạn cũng nắm được các dấu hiệu tụt huyết áp phổ biến rồi chứ? Với sự kết hợp các biện pháp điều trị và phòng ngừa, người bị tụt huyết áp có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúc bạn sẽ có được sức khỏe tốt!
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Mách bạn cách chữa bệnh gút ở chân hiệu quả tại nhà
Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Cảnh báo 6 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp, đừng bỏ qua
Mách bạn mẹo nhỏ chữa bong gân cổ chân nhanh lành
Bong gân cổ tay nguy hiểm không và nên làm gì để nhanh khỏi
Cholesterol là gì? Những điều cần biết về cholesterol
Bị gan nhiễm mỡ uống thuốc gì điều trị hiệu quả nhất?
Tìm hiểu huyết áp 110/60 là cao hay thấp?