Block "tab-menu-kien-thuc-archive-singe-post" not found

Đau nhức cánh tay về đêm có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Đau nhức cánh tay về đêm là một triệu chứng phổ biến gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Vậy làm sao để khắc phục? Cùng Unity Fitness tìm hiểu ngay nhé!

đau nhức cánh tay về đêm
Đau nhức cánh tay về đêm là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải,

1. Nguyên nhân gây đau nhức cánh tay về đêm

Đau nhức cánh tay về đêm là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi nằm nghỉ hoặc ngủ.

Cơn đau này thường xuất hiện ở cánh tay, vai, hoặc cổ tay làm người bệnh khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đau nhức cánh tay về đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhức cánh tay vào ban đêm mà bạn cần biết để giảm thiểu tác hại của bệnh:

Chấn thương

Chấn thương ở cánh tay, đặc biệt là ở khớp vai có thể dẫn đến đau nhức, sưng tấy và hạn chế vận động. Những chấn thương này thường xảy ra do tai nạn, va đập mạnh hoặc hoạt động thể thao quá mức.

Sự thiếu vận động và áp lực từ việc nằm lâu ở một tư thế có thể làm tình trạng đau nhức thêm trầm trọng.

Ban đêm, khi cơ thể nằm yên, tuần hoàn máu giảm và các cơ, khớp ít hoạt động hơn nên cảm giác đau nhức có thể trở nên rõ rệt hơn.

Căng cơ

Căng cơ cánh tay là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau nhức, đặc biệt khi cơ bắp bị căng quá mức hoặc vận động sai tư thế.

Những người thường xuyên chơi thể thao, làm việc nặng nhọc hoặc có tư thế vận động không đúng rất dễ gặp phải tình trạng này.

Việc các cơ bắp không được vận động khi ngủ có thể làm cho cơn đau do căng cơ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, nếu bạn có thói quen ngủ sai tư thế, điều này cũng có thể góp phần gây căng cơ và đau nhức cánh tay.

Bệnh lý về xương khớp

Các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra đau nhức cánh tay, đặc biệt là vào ban đêm.

Nguyên nhân là bởi các bệnh lý này gây viêm, tổn thương hoặc chèn ép các khớp và dây thần kinh dẫn đến đau nhức lan tỏa.

Khi ngủ các khớp và cơ bắp không được bôi trơn và căng giãn nên cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn.

Bệnh lý khác

đau nhức cánh tay về đêm
Đau nhức cánh tay về đêm còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hệ thống khác

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp liên quan đến cánh tay, đau nhức cánh tay về đêm còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hệ thống khác như bệnh tim mạch, tiểu đường. Hoặc bệnh cường giáp do ảnh hưởng đến lưu thông máu và dinh dưỡng đến cánh tay, dẫn đến cảm giác đau nhức.

Ví dụ, người mắc bệnh tim có thể gây ra đau nhức do giảm lượng máu lưu thông đến các chi, trong khi bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương thần kinh gây đau.

>> Xem thêm: Tức ngực khó thở nên làm gì?

2. Đau nhức cánh tay về đêm có nguy hiểm không?

đau nhức cánh tay về đêm
Đau nhức cánh tay về đêm có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ nó gây ra

Để đánh giá tình trạng đau nhức cánh tay về đêm có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ nó gây ra.

Nếu cơn đau xuất phát từ chấn thương nhẹ, căng cơ hoặc các bệnh lý xương khớp thông thường như viêm gân hoặc căng cơ do vận động quá mức thì tình trạng này thường không đáng lo ngại và có thể tự hồi phục với các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhức cánh tay về đêm liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Các bệnh lý này không chỉ gây đau nhức cánh tay mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm mất chức năng vận động và thậm chí là tàn tật nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

3. Cách khắc phục tình trạng đau nhức cánh tay về đêm

đau nhức cánh tay về đêm
Áp dụng các phương pháp giảm thiểu đau nhức cánh tay về đêm sẽ giúp bạn hạn chế được tác hại mà nó gây nên

Đừng để cơn đau nhức quấy nhiễu giấc ngủ của bạn! Dưới đây là một số tuyệt chiêu giúp bạn đánh bại kẻ thù này:

Chườm nóng – lạnh

Nếu như chườm nóng giúp giãn cơ, giảm đau nhức và thích hợp với tình trạng đau do viêm, căng cơ thì chườm lạnh giúp giảm sưng viêm, phù hợp với chấn thương.

Bạn có thể sử dụng khăn ấm hoặc chai nước nóng chườm lên vùng cánh tay bị đau trong khoảng 15-20 phút, lặp lại vài lần trong ngày.

Đối với chườm lạnh, bạn nên dùng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc túi nilon chứa đá viên chườm lên vùng bị đau trong khoảng 10-15 phút.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bị đau cổ tay nhưng không sưng

Duy trì tư thế ngủ đúng

Duy trì tư thế ngủ đúng sẽ giúp hạn chế tình trạng đau nhức cánh tay về đêm bằng cách giảm áp lực và căng thẳng lên các cơ, khớp và dây thần kinh.

Nó không chỉ góp phần làm phân bố đều trọng lượng cơ thể mà còn giúp duy trì tuần hoàn máu tốt hơn, tránh tê bì và giảm nguy cơ viêm do máu lưu thông không đều.

Tư thế đúng khi ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng nên nếu bạn cảm thấy đau nhức mỗi sáng khi thức dậy, hãy thử thay đổi tư thế ngủ để tìm ra tư thế phù hợp nhất.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy giúp tăng lưu thông máu, giảm cứng khớp, từ đó giảm đau nhức.

Bạn có thể thực hiện các động tác xoay tròn vai, dang rộng hai tay, gập duỗi khuỷu tay nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút mỗi bên. Để nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần, người bệnh có thể tập Yoga đơn giản tại nhà.

Ăn uống đủ dinh dưỡng

Nạp năng lượng thông qua việc xây dựng bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giàu vitamin D, canxi và glucosamine sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp, giảm đau nhức cánh tay về đêm.

Bên cạnh đó, một số thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, hạt chia, quả óc chó hay các loại rau xanh còn có khả năng giảm viêm – nguyên nhân chính gây ra đau nhức ở cơ và khớp.

Tổng kết

Mong là những thông tin liên quan đến tình trạng đau nhức cánh tay về đêm trên đây của Unity Fitness đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích.

Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, không thuyên giảm với các biện pháp trên, hoặc kèm theo các triệu chứng như sưng tấy, nóng đỏ, và hạn chế cử động, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguồn: Tổng hợp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với bác sĩ, chuyên viên y tế để nhận được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Chia sẻ bài viết: