Bạn có bao giờ thức dậy với cảm giác đầu như muốn vỡ tung, cơn đau nhói lên từ sau gáy rồi lan tỏa khắp vùng cổ không? Nếu “có” thì khả năng cao bạn đã gặp phải tình trạng đau nửa đầu sau gáy.
Đừng lo lắng bởi đây là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến nhưng hoàn toàn có thể điều trị được. Cùng Unity Fitness tìm hiểu ngay nhé!
1. Đau nửa đầu sau gáy là gì?
Đau nửa đầu sau gáy (đau thần kinh chẩm) là tình trạng đau nhức, khó chịu tập trung ở vùng sau đầu, gáy và có thể lan tỏa đến vùng vai, thái dương. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, giống như kim châm hoặc bị điện giật. Nó có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.
Cơn đau nửa đầu sau gáy đôi khi đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Cảm giác tê cứng, nặng vùng cổ
- Đau nhức, mỏi vai
- Buồn nôn, chóng mặt
- Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
Nhiều khảo sát đã chứng minh rằng khi tình trạng đau đầu sau gáy xảy ra với cường độ mạnh và tần suất liên tục, nguy cơ hình thành bệnh mãn tính tương đối cao. Trong một số trường hợp, đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hoặc ác tính. Chính vì vậy, dù xác suất ác tính không cao, người bệnh không nên chủ quan khi thường xuyên gặp phải triệu chứng đau đầu ở vùng sau gáy.
2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu sau gáy
Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn và bác sĩ có hướng điều trị hiệu quả nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ triệu chứng đau đầu sau gáy, mang lại sự thoải mái và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Đau nửa đầu sau gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là:
Rối loạn cơ xương khớp
Theo thời gian, các đốt sống cổ bị mòn và đĩa đệm giữa chúng trên cơ thể người bị thoái hóa. Việc này có thể gây chèn ép lên dây thần kinh chẩm, gây đau nhức từ gáy lan ra đầu.
Bên cạnh đó, việc ngồi lâu trong tư thế không đúng, căng thẳng cổ gáy, hoặc nâng vác vật nặng thường xuyên có thể làm cơ vùng cổ – gáy bị co cứng, gây ra áp lực lên dây thần kinh chẩm.
Với những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khiến đĩa đệm bị thoát ra ngoài có thể chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau nhức từ vùng gáy lan ra đầu.
Các vấn đề về thần kinh
Những đối tượng mắc bệnh zona thần kinh khi tái phát có thể gây đau rát, bỏng rát dọc theo đường dẫn của dây thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh chẩm.
Người mắc bệnh đau nửa đầu Migraine cũng có thể gặp phải tình trạng này. Mặc dù thường gây đau nửa đầu bên phải hoặc bên trái, nhưng đôi khi cũng có thể gây đau nhói ở vùng sau đầu.
Các nguyên nhân khác như các vết thương, va đập vào vùng đầu cổ có thể gây ra đau đầu sau gáy.
Nếu bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
3. Đối tượng dễ mắc đau nửa đầu sau gáy
Chứng đau nửa đầu sau gáy có thể ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng một số nhóm đối tượng dễ bị mắc phải hơn:
Phụ nữ
Phụ nữ có nguy cơ bị đau đầu sau gáy cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt sau quá trình sinh con.
Các biến đổi nội tiết này có thể gây ra hoặc làm tăng tần suất các cơn đau đầu.
Người lao động nặng
Những người thường xuyên phải hoạt động cổ, vai, gáy do lao động nặng cũng có nguy cơ cao mắc chứng đau đầu sau gáy.
Các công việc này thường gây ra những tác động không tốt đến cấu trúc cơ xương khớp ở khu vực này, dẫn đến các cơn đau và căng thẳng.
Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe
Các nhóm đối tượng này phải ngồi lâu và ít vận động dẫn đến sự thiếu linh hoạt và kém dẻo dai của cơ xương, dẫn đến tình trạng đau nhức vùng sau gáy.
Đặc biệt, việc sử dụng máy tính trong thời gian dài mà không có những khoảng nghỉ hợp lý càng làm tăng nguy cơ bị đau đầu sau gáy.
Người cao tuổi
Người cao tuổi thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, gây căng thẳng, dễ khởi phát cơn đau đầu.
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác như thoái hóa đốt sống cổ cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đau đầu sau gáy ở người lớn tuổi.
>> Xem thêm: Đau nhức cánh tay về đêm có nguy hiểm không?
4. Đau nửa đầu sau gáy có nguy hiểm không?
Mặc dù gây nhiều khó chịu, đau nửa đầu sau gáy thường không nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, cơn đau kéo dài, dữ dội có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây mất ngủ, giảm khả năng tập trung và làm việc.
Ngoài những biểu hiện đau nhức vùng sau gáy đơn thuần thì bạn cần đặc biệt chú ý những triệu chứng được xem là nguy hiểm của nhức đầu sau gáy sau đây để đến cơ quan y tế và nhận được phác đồ điều trị phù hợp:
- Đau đầu với tần suất và mức độ từ vừa đến nặng, những cơn đau dữ dội không thể kiểm soát bằng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.
- Thường xuyên cảm thấy đau nhói ở phần nửa đầu phía sau gáy.
- Những cơn đau đầu ngày càng tăng về tần suất và cường độ.
- Đau đầu kèm theo co giật.
- Biểu hiện tê, yếu liệt chân tay tạm thời, kèm theo nói ngọng.
- Sốt cao.
- Xuất hiện tình trạng cứng vùng gáy.
- Mắc chứng sợ tiếng động và ánh sáng, buồn nôn.
- Thường xuyên gặp phải các triệu chứng thần kinh khu trú như hạn chế hoặc mất khả năng vận động, di chuyển khó khăn.
- Rối loạn thị giác, rối loạn tâm lý và ý thức khiến sinh hoạt hàng ngày trở nên hạn chế.
Tổng kết
Mong là bài viết mà phòng tập Unity Fitness đã cung cấp về đau nửa đầu sau gáy đã cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu cơn đau là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn, việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: Tổng hợp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với bác sĩ, chuyên viên y tế để nhận được tư vấn và chẩn đoán kịp thời!
Trật khớp cổ tay cần làm gì ngay?
Đau cơ bắp tay: Nguyên nhân & Cách giảm tại nhà ngay tập tức!
Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? 7 thực phẩm “vàng” cải thiện tình trạng mỡ máu
Những triệu chứng thiếu máu não và cách phòng ngừa
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì?
Cảnh báo 8 dấu hiệu bệnh tim mạch cần đi khám ngay
Những điều cần biết về gan nhiễm mỡ độ 2
10 cách chữa mất ngủ hiệu quả, giúp ngủ ngon