Đi bộ là hoạt động thể chất đơn giản, quen thuộc với tất cả mọi người. Đi bộ mang đến vô vàn lợi ích cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bất cứ hoạt động nào cũng có hai mặt, đi bộ cũng vậy.
Vậy lợi ích và tác hại của đi bộ là gì? Cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu chi tiết dưới đây để tránh xa những tác hại không mong muốn.
1. Tác hại của đi bộ quá nhiều, sai cách
Mặc dù đi bộ mang lại vô vàn lợi ích, nhưng nếu không thực hiện đúng cách, bạn có thể gặp phải một số tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là các tác hại của đi bộ phổ biến nhất.
Chấn thương do đi bộ quá sức
Đi bộ quá sức, vượt quá khả năng của cơ thể có thể dẫn đến đau nhức cơ bắp, mỏi gối, thậm chí chấn thương.
Đặc biệt là với người mới bắt đầu, nên đi bộ từ từ, tăng dần quãng đường và tốc độ để cơ thể thích nghi.
Đau nhức cơ bắp
Khi đi bộ với cường độ cao hoặc trong thời gian dài hơn bình thường, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức cơ.
Theo tìm hiểu của các chuyên gia sức khỏe, HLV tại Unity Fitness, đau nhức cơ là do các vết rách nhỏ trên cơ và mô mềm, dẫn đến tình trạng viêm cơ.
Cơn đau thường xuất hiện sau một ngày và có thể tăng lên trong vòng 2 – 3 ngày tiếp theo.
Đau các khớp
Tác hại của đi bộ tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua chính là đau các khớp. Các dây chằng ở chân có nhiệm vụ giữ cho khớp ổn định.
Khi đi bộ quá nhiều, dây chằng bị căng quá mức, dẫn đến tình trạng đau nhức, mỏi mệt ở chân.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên mãn tính, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bạn.
Chân tay yếu
Khi đi bộ quá sức, cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi, dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng như tỳ vị, tim, phổi.
Điều này khiến bạn luôn ở trong trạng thái yếu ớt, không có lực.
Tức ngực, chóng mặt
Nếu đi bộ quá sức, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu, tức ngực….
Đây là một trong những tác hại của đi bộ cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe. Do vậy, khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần dừng đi bộ ngay lập tức để cơ thể được nghỉ ngơi.
>> Tham khảo thêm: Đi bộ có tác dụng gì và đi bộ thế nào tốt nhất?
2. Dấu hiệu cho thấy bạn đi bộ sai cách
Đi bộ quá nhiều
Đi quá nhiều là dấu hiệu đầu tiên cho thấy việc bạn đang đi bộ sai cách và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chính vì vậy, hãy bắt đầu hành trình đi bộ của bạn một cách nhẹ nhàng và từ từ điều chỉnh cường độ tập luyện theo thời gian.
Bắt đầu với những quãng đường ngắn và thời gian tập luyện phù hợp với thể trạng của bạn.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay đau nhức, hãy giảm bớt cường độ hoặc thời gian tập luyện.
Chọn sai thời điểm đi bộ
Thực tế, có nhiều người chọn đi bộ sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa hoặc thư giãn. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều tác hại của đi bộ đối với sức khỏe.
Theo các nghiên cứu về sức khỏe, sau khi ăn, một lượng lớn máu sẽ dồn về hệ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Việc đi bộ ngay lúc này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, tim mạch, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Bên cạnh đó, vận động mạnh sau khi ăn cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, trào ngược axit, viêm, loét dạ dày tá tràng…
Không khởi động trước khi đi bộ
Nhiều người thường bỏ qua bước khởi động trước khi đi bộ bởi vì cho rằng đây là bài tập luyện, tập Gym nhẹ nhàng. Thế nhưng, quan niệm này hoàn toàn sau lầm.
Bởi vì, bỏ qua bước khởi động khiến cơ thể đột ngột chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang vận động, dẫn đến tình trạng cơ bắp căng cứng, dễ mệt mỏi, giới hạn khả năng vận động và thậm chí gây ra các chấn thương không mong muốn.
Tác hại của đi bộ sai tư thế
Khi đi bộ với tư thế cúi đầu, khom lưng, các cơ bắp ở cổ, vai, gáy và lưng phải chịu lực nặng, dẫn đến căng thẳng và đau nhức.
Chính vì thế, tư thế đi bộ đúng là đầu ngẩng cao vừa phải, lưng thẳng, vai thả lỏng.
Với tư thế đi bộ như này, các kinh mạch hoạt động hiệu quả, giúp cơ thể lưu thông khí huyết tốt hơn, từ đó tăng cường sức khỏe và cải thiện tinh thần
>> Xem thêm: Đi bộ đúng cách như thế nào để tốt cho sức khỏe
3. Những lưu ý để đi bộ tốt cho sức khỏe
Để tránh những tác hại của đi bộ không đúng cách, hãy ghi nhớ những lưu ý sau:
Khởi động kỹ trước khi đi bộ
Khởi động kỹ trước khi đi bộ là vô cùng quan trọng để làm nóng cơ bắp, dây chằng, khớp, giúp cơ thể thích nghi với vận động và giảm nguy cơ chấn thương.
Hãy dành 5-10 phút để thực hiện các động tác xoay khớp, vặn mình, gặp duỗi chân tay, co giãn cơ nhẹ nhàng trước khi bắt đầu.
Tư thế đi bộ đúng
Tư thế đi bộ đúng sẽ giúp bạn vận động hiệu quả, bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương.
Hãy giữ lưng thẳng, đầu ngẩng cao, mắt nhìn về phía trước, hai vai thả lỏng, cánh tay di chuyển tự nhiên theo nhịp bước.
Bước đi tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái, tránh sải bước quá rộng, quá hẹp hoặc quá nhanh.
Sử dụng giày phù hợp
Để không gặp phải những tác hại của đi bộ quá nhiều hay sai cách, việc chọn giày phù hợp với kích thước chân và loại hình đi bộ là vô cùng quan trọng.
Giày tốt sẽ giúp bảo vệ đôi chân, giảm nguy cơ chấn thương và tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển.
Bổ sung nước đầy đủ
Uống đủ nước trước, trong và sau khi đi bộ để cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mang theo nước bên mình khi đi bộ để đảm bảo bạn luôn đủ nước cho cơ thể.
Không nên đi bộ trong thời tiết khắc nghiệt
Tránh đi bộ trong điều kiện thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc mưa to để bảo vệ sức khỏe.
Nếu buộc phải đi bộ trong điều kiện thời tiết xấu, hãy mặc quần áo phù hợp và mang theo dụng cụ che chắn.
Chọn địa điểm đi bộ an toàn
Chọn địa điểm đi bộ an toàn, tránh những nơi nguy hiểm, có nhiều phương tiện giao thông.
Nên đi bộ trong khu vực có nhiều ánh sáng, đặc biệt là khi đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn.
Kết luận
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của CLB gym Unity Fitness đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của đi bộ sai cách và những điều cần tránh. Chúng tôi mong rằng, bạn đã rút ra được nhiều kinh nghiệm để đi bộ đạt hiệu quả tốt nhất.
Chèo thuyền kayak là gì? Thông tin cần biết về thuyền kayak
Hướng dẫn cách giãn cơ ngực sau luyện tập hiệu quả, đúng cách
Ăn nho có tác dụng gì? Những lợi ích tuyệt vời của việc ăn nho
Nên đạp xe vào lúc nào? Những thời điểm lý tưởng để đạp xe
Chạy bộ có tác dụng gì? 10 lợi ích không ngờ từ chạy bộ
Bơi sải là gì? Hướng dẫn cách bơi sải đúng kỹ thuật
Bỏ túi những kinh nghiệm leo núi Bà Đen từ A đến Z
Lắc vòng có tác dụng gì? Lắc vòng có hại không?