Huyết áp cao (hay còn gọi là tăng huyết áp) là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành mạch máu cao hơn mức bình thường trong thời gian dài. Đây là một vấn đề sức khỏe tim mạch phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là người lớn tuổi. Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận,… Bài viết sau đây hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu nguyên nhân huyết áp cao và cách điều trị.
1. Nguyên nhân huyết áp cao
Nhiều người thường bỏ qua các nguyên nhân huyết áp cao, mặc dù tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và tim mạch. Hiểu rõ nguyên nhân huyết áp cao giúp bạn có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.
Ăn mặn nhiều (ăn nhiều muối)
Ăn quá nhiều muối làm cơ thể giữ nước, gây quá tải cho tim và mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn mặn kết hợp với lo âu và giận dữ có thể làm tình trạng huyết áp cao trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ăn mặn chính là nguyên nhân huyết áp cao phổ biến.
Ăn nhiều đường
Đường, đặc biệt là trong các sản phẩm chế biến như siro ngô chứa Fructo, có thể là nguyên nhân huyết áp cao nghiêm trọng hơn cả muối. Những người ăn nhiều đường có chỉ số huyết áp tăng đáng kể, uống một lon nước ngọt mỗi ngày có thể tăng huyết áp tâm thu lên 15 mmHg và huyết áp tâm trương lên 9 mmHg.
Sự cô đơn
Cảm giác cô đơn và thiếu kết nối xã hội làm tăng huyết áp theo thời gian. Nghiên cứu cho thấy huyết áp của những người cô đơn tăng lên hơn 14 mmHg trong vòng 4 năm.
Ngừng thở khi ngủ
Người bị ngưng thở khi ngủ có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp cao hơn. Thiếu oxy và sự giải phóng các hoạt chất hóa học trong cơ thể khi ngưng thở làm tổn thương thành động mạch và gây xơ cứng, khiến huyết áp tăng.
Chế độ ăn không đủ kali
Thận cần cân bằng natri và kali để điều chỉnh lượng dịch trong cơ thể. Ăn ít kali có thể là nguyên nhân huyết áp cao, ngay cả khi bạn ăn ít muối. Các thực phẩm giàu kali như chuối, súp lơ xanh, hạt dẻ và rau có màu xanh giúp duy trì huyết áp ổn định.
Khi bị đau đột ngột
Đau đột ngột làm hệ thần kinh giải phóng chất hóa học gây tăng huyết áp.
Dùng một số thảo dược
Một số thảo dược như bạch quả, nhân sâm, guarana, ma hoàng và cam đắng có thể là nguyên nhân huyết áp cao hoặc thay đổi hoạt động của thuốc kiểm soát huyết áp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng các thảo dược này.
Bất thường tại tuyến giáp
Tuyến giáp không sản xuất đủ hormone làm nhịp tim chậm lại và động mạch ít co giãn hơn, tăng lượng cholesterol xấu LDL và gây xơ cứng động mạch, làm nguyên nhân huyết áp cao. Ngược lại, khi hormone tuyến giáp tăng, nhịp tim và huyết áp cũng tăng.
Nhịn đi tiểu
Nhịn tiểu trên 3 giờ làm huyết áp tâm thu tăng 4 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 3 mmHg. Mức độ tăng huyết áp này khác nhau giữa nam và nữ và tăng theo tuổi.
Sử dụng một số loại thuốc:
Thuốc kháng viêm không corticoid (NSAIDs) như Aspirin, ibuprofen có thể làm nguyên nhân huyết áp cao, đặc biệt đối với những người đã có vấn đề về huyết áp.
Thuốc xịt mũi chứa pseudoephedrine và phenylephrine gây co mạch máu, giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
Thuốc tránh thai chứa hormone gây co thắt lòng mạch máu và tăng huyết áp, đặc biệt đối với phụ nữ trên 35 tuổi có thừa cân hoặc hút thuốc.
Thuốc chống trầm cảm ức chế chất trong não như MAOIs và thuốc chống trầm cảm ba vòng như Prozac, Sarafem ảnh hưởng đến huyết áp. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) làm tăng huyết áp khi dùng với lithium hoặc thuốc ảnh hưởng đến serotonin.
Tăng huyết áp khi gặp nhân viên y tế
Hiện tượng “Tăng huyết áp áo choàng trắng” do lo lắng, căng thẳng khi gặp nhân viên y tế làm huyết áp tâm thu tăng khoảng 10 mmHg và tâm trương tăng khoảng 5 mmHg.
Khi cơ thể bị mất nước
Thiếu nước làm mạch máu co lại, thận giảm bài tiết nước tiểu, giữ nước lại trong cơ thể, làm tim làm việc nhiều hơn và gây tăng huyết áp.
Khi tranh luận
Tranh luận làm tăng huyết áp, đặc biệt khi nội dung tranh luận gây căng thẳng và lo lắng. Kiểm soát cảm xúc và tâm lý khi tranh luận giúp duy trì huyết áp ổn định.
Chăm sóc và theo dõi huyết áp thường xuyên giúp phát hiện và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
2. Cách điều trị bệnh tăng huyết áp
Huyết áp cao là căn bệnh mãn tính cần được điều trị và theo dõi thường xuyên. Việc bỏ thuốc hoặc chỉ sử dụng thuốc khi huyết áp tăng cao là hoàn toàn sai lầm. Mục tiêu điều trị huyết áp là hạ thấp mức huyết áp xuống 140/90mmHg, thậm chí thấp hơn 130/80mmHg ở một số trường hợp đặc biệt. Để đạt được mục tiêu này, bác sĩ sẽ kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc phù hợp với từng bệnh nhân.
Thay đổi lối sống
Hạn chế muối (dưới 6 gram/ngày), tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, mỡ động vật.
Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe.
Nếu thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm cân bằng chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thường xuyên.
Bỏ thuốc lá, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch do cao huyết áp.
Hạn chế rượu bia, uống nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp.
Stress có thể làm tăng huyết áp. Hãy tập yoga, thiền hoặc các bài tập thư giãn để giảm căng thẳng.
Sử dụng thuốc
Có nhiều nhóm thuốc điều trị cao huyết áp khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Một số nhóm thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB): Giúp giãn mạch máu, hạ huyết áp.
- Thuốc lợi tiểu: Giúp cơ thể đào thải muối và nước dư thừa, từ đó hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn beta: Làm chậm nhịp tim và giảm lực co bóp của tim, giúp hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Giúp giãn mạch máu, hạ huyết áp.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, bao gồm liều lượng, thời gian sử dụng, tác dụng phụ cần lưu ý. Việc tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc đột ngột có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.
Theo dõi huyết áp tại nhà
Bệnh nhân cao huyết áp nên theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên, ít nhất mỗi ngày một lần. Việc theo dõi huyết áp giúp đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện sớm các biến chứng và điều chỉnh thuốc kịp thời.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và theo dõi huyết áp tại nhà, người bệnh cao huyết áp cũng cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để được theo dõi sức khỏe và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Việc hiểu rõ nguyên nhân huyết áp cao và cách điều trị huyết áp cao là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy chủ động theo dõi huyết áp thường xuyên, áp dụng lối sống lành mạnh và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt huyết áp và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết “Huyết áp 100/60 là cao hay thấp?” trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với Bác sĩ, chuyên viên y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.
Cách để ngủ nhanh hiệu quả trong 5 phút
Dấu hiệu trào ngược dạ dày tuyệt đối không được bỏ qua
Bệnh đái tháo đường là gì? Tất tần tật về bệnh tiểu đường cần biết
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng và cách điều trị
6 triệu chứng hạ đường huyết không được xem thường
Bệnh gout có nguy hiểm không? Những biến chứng nguy hiểm
Những triệu chứng thiếu máu não và cách phòng ngừa
Bị chuột rút uống vitamin gì để cải thiện, phòng ngừa hiệu quả